Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/01/2011 - 23:27
(Thanh tra)- Việt Nam hiện có 410 dự án(DA) đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) với tổng vốn đăng ký hơn 7 tỷ ÚD. Tuy nhiên, làm sao quản lý dòng vốn đầu tư này theo hướng mang lại hiệu quả thiết thực cho đất nước là bài toán các nhà quản lý đang tìm lời giải.
Làn sóng đang trỗi dậy
ĐTRNN là vấn đề mang tính toàn cầu và là xu thế của các quốc gia nhằm tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển, đồng thời tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở rộng thị trường, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, dòng vốn đầu tư các nước biến động từng năm.
Bắt đầu từ năm 2006, hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay Việt Nam đã có 410 D.A ĐTRNN với tổng số vốn đăng ký hơn 7 tỷ USD (tăng 3,1 lần về số D.A và 5,3 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn từ năm 1999 - 2005). Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt trên 17 triệu USD mỗi D.A, cao hơn nhiều so với các thời kỳ trước. Riêng, tại Lào, quốc gia có số D.A và vốn đầu tư của DN Việt Nam nhiều nhất đã có 178 D.A với tổng vốn đăng ký trên 3,2 tỷ USD. Tại Campuchia có 81 D.A do các DN Việt Nam đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 1,3 tỷ USD… Điểm đến cho ĐTRNN của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc trong khu vực mà còn mở sang cả các quốc gia lớn như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia và một số nước Mỹ Latin.
Điều đáng nói, bên cạnh những tên tuổi quen thuộc trong việc “mang chuông đi đấu xứ người” như PetroVietnam, Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, BIDV… nhiều DN lớn khác cũng bắt đầu tìm đường “xuất ngoại”, trong đó một số D.A tầm vóc hàng tỷ USD đã xuất hiện.
Cần kiểm soát dòng chảy ngoại tệ
Theo dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong những năm tới
hoạt động ĐTRNN của các DN Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ với số vốn hàng năm lên đến hàng tỷ USD. Bởi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên WTO. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích nhằm đáp ứng xu thế các DN Việt Nam ĐTRNN để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải và khai thác lợi thế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, làm sao để quản lý dòng vốn đầu tư này theo hướng mang lại hiệu quả thiết thực cho đất nước là bài toán các nhà quản lý đang phải tìm tới. Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ ra những bất cập trong hoạt động ĐTRNN. Đó là việc thực hiện chế độ báo cáo các D.A của các DN chưa đầy đủ, nghiêm túc; tồn tại nhiều khó khăn trong đánh giá hiệu quả vốn đầu tư của DN Nhà nước tại nước ngoài, trong khi chế tài chưa được quy định rõ. Trên thực tế phân tích số liệu của 5 tập đoàn Nhà nước có vốn ĐTRNN lớn cho thấy, số vốn đã chuyển ra nước ngoài đạt trên 1,24 tỷ USD, nhưng hầu hết các D.A chưa có lợi nhuận.
Phần lớn D.A có quy mô lớn đều mang tính dài hạn, thu hồi vốn lâu, hiệu quả đầu tư chưa được lượng hóa rõ (khai khoáng, dầu khí, trồng cao su, điện). Trong khi đó, đẩy nhanh thực hiện các D.A đầu tư quy mô lớn tại nước ngoài đồng nghĩa với việc chuyển một lượng vốn tương đối lớn (ngoại tệ) đầu tư trong nước ra nước ngoài, có ảnh hưởng nhất định đến nguồn vốn đầu tư trong nước; đồng thời tạo thêm gánh nặng cho cán cân thanh toán nước ta - vốn đang có sự thâm hụt lớn. Bên cạnh đó, dù tốc độ chuyển vốn ra nước ngoài năm sau cao hơn năm trước, nhưng tỷ suất lợi nhuận (so sánh lợi nhuận chuyển về nước với vốn chuyển ra nước ngoài) đạt tỷ lệ rất thấp, bình quân chỉ 0,46% cho giai đoạn năm 1989 - 2010. Thống kê 300 D.A ĐTRNN cho thấy, lợi nhuận lũy kế chuyển về nước đến nay mới đạt 39 triệu USD; trong khi tính đến tháng 9/2010, các D.A ĐTRNN của DN Việt Nam đã giải ngân được số vốn gần 1,8 tỷ USD.
Tình hình trên cho thấy, về ngắn hạn ĐTRNN đang tạo sự mất cân đối giữa dòng tiền đầu tư và dòng tiền chuyển về nước của các D.A, cần có biện pháp thiết thực để quản lý sao cho vừa khuyến khích được ĐTRNN, vừa mang lại lợi ích cho DN và đất nước.
Minh Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình