Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần có cơ chế, chính sách chung vượt trội, đột phá

Minh Tân

Thứ hai, 25/03/2024 - 10:41

(Thanh tra) - Đó là những quan điểm chung của các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, các cơ quan và cộng đồng doanh nghiệp về Khu Kinh tế thương mại (KTTM) xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan. Tương lai không xa, Khu KTTM xuyên biên giới này sẽ là “làn gió mới”, điểm đến của nhà đầu tư; Lao Bảo - Densavan sẽ trở thành “địa chỉ vàng” sôi động trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC).

Trong tương lai không xa, Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densvan sẽ trở thành "địa chỉ vàng" trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Ảnh: Minh Tân

Sự phát triển trong tình hình mới

Với hơn 25 năm hình thành và phát triển, Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo đã làm tròn sứ mệnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Lao Bảo (Quảng Trị, Việt Nam) - Densavan (Savannakhet, Lào). Từ đây, từng bước hình thành nên diện mạo của đô thị vùng biên giới, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Quảng Trị cũng như Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam.

Tuy vậy, Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo chưa phát triển được như kỳ vọng và có những hạn chế bất cập về cơ chế chính sách cần được tháo gỡ, tạo động lực mới cho khu vực Lao Bảo - Densavan phát triển phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.

Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra chủ trương “đẩy mạnh hợp tác kinh tế qua các cửa khẩu trong vùng gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây. Nghiên cứu thí điểm mô hình khu kinh tế cửa khẩu qua biên giới trên hành lang kinh tế Đông - Tây”.

Trung tâm thương mại Lao Bảo tại Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo đã dần ít hấp dẫn đối với nhà đầu tư và người dân. Ảnh: Minh Tân

Tiếp đó, tại thoả thuận về “Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào năm 2023”, ký ngày 12/01/2023 tại Thủ đô Viên Chăn (Lào) đã đưa nội dung thí điểm mô hình Khu kinh tế cửa khẩu qua biên giới trên hành lang kinh tế Đông - Tây vào văn kiện ký kết giữa hai Thủ tướng.

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo cấp cao hai nước, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tỉnh Savannakhet xây dựng Đề án thí điểm “Xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan” để tham mưu cho các bộ, ngành và Chính phủ hai nước triển khai thực hiện chủ trương quan trọng này.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, để Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan sớm đi vào vận hành và hoạt động có hiệu quả, tỉnh Quảng Trị đã xác định việc phối hợp với tỉnh Savannakhet nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách, hành lang pháp lý. Đồng thời, tiến hành điều chỉnh quy hoạch Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo cũng như phối hợp với tỉnh Savannakhet điều chỉnh quy hoạch Khu Thương mại biên giới Densavan phù hợp với định hướng phát triển mới.

“Ngoài ra, tích cực quảng bá thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật tại Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo và Khu thương mại biên giới Densanva. Cả 3 nội dung trên đang được tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet phối hợp triển khai thực hiện”, ông Võ Văn Hưng nhấn mạnh.

Giấc mơ “ngôi nhà chung” về cơ chế, chính sách

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, sau một quá trình phát triển thiếu thực chất, trải qua thăng trầm của Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo được xác định là “đặc biệt cấp quốc gia, với các ưu đãi, hỗ trợ ở mức cao nhất mà quốc gia có” thì việc định hướng xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới như một hình mẫu phát triển căn bản và thực chất là cần thiết và tất yếu.

Trong đó, để đạt mục tiêu xây dựng thành công một hình mẫu Khu KTT cửa khẩu hiện đại cần xây dựng chiến lược hành động phải đảm bảo “sự cân đối” (sự tương xứng) một cách thực chất; về nguyên tắc, cần xây dựng một chương trình xây dựng và phát triển Khu KTTM xuyên biên giới mang tính tổng thể, bao gồm cả các dự án phát triển các trung tâm và các tọa độ ưu tiên chiến lược khác như sân bay, cảng biển, đô thị Đông Hà.

Bên cạnh đó, bảo đảm tính tương đồng về trình độ, cơ cấu và liên thông về cơ chế, cơ sở của sự thông suốt “xuyên biên giới” giữa hai bộ phận của khu kinh tế. Về cơ chế vận hành của Khu KTTM xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan, cần định hướng tới hình mẫu “khu thương mại tự do” kiểu mới để xác định các nhiệm vụ cụ thể.

Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đặt vấn đề: “Cần chú ý đây là Khu KTTM xuyên biên giới - liên quan đến 2 quốc gia, có tính quốc tế. Do đó, các chính sách ưu đãi đề xuất để áp dụng tại Khu KTTM này phải mạnh mẽ, vượt trội, đột phá, tham khảo các chính sách đặc thù ở các Khu kinh tế đã có và đạt được sự thống nhất giữa hai Nhà nước để không có sự chênh lệch hoặc khập khiễng…”.

Lưu lượng hàng hóa trên tuyến Quốc lộ 9 qua Cửa khẩu Lao Bảo - Densavan ngày càng tăng. Ảnh: Minh Tân

Khẳng định tầm quan trọng của việc thành lập Khu KTTM xuyên biên giới chung Densavan - Lao Bảo, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet Xẻn-xắc Su-ly-xắc nhấn mạnh, Ủy ban chính quyền tỉnh sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác để khu kinh tế nói trên chính thức được thành lập. Đồng thời nhấn mạnh, Khu KTTM xuyên biên giới chung được thành lập sẽ trở thành biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước Lào - Việt Nam, tăng cường và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị. Là tiền đề quan trọng khuyến khích và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội ngày càng tốt hơn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chia sẻ: Chúng ta khẳng định lại một lần nữa quyết tâm chính trị của tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet trong thực hiện chủ trương thí điểm xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất. Tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án và dự thảo Hiệp định trình cơ quan có thẩm quyền hai nước Việt Nam và Lào.

Ý tưởng về xây dựng Khu vực thương mại tự do tại Lao Bảo - Densavan đã được lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Lào ấp ủ từ hơn 20 năm trước và với Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Thỏa thuận ký ngày 12/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ Lào, giấc mơ về “ngôi nhà chung” cơ chế Lao Bảo - Densavan với các chính sách ưu đãi vượt trội, hấp dẫn đầu tư trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đang dần trở thành hiện thực.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024

Tin mới nhất