Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/02/2012 - 19:40
(Thanh tra) - Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại các doanh nghiệp vẫn đang còn nhiều khó khăn, lãi suất cao, thiếu vốn cho sản xuất... Do vậy, lúc này là thời điểm cần hạ lãi suất, nới lỏng tín dụng để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tái sản xuất.
Con số DN khó khăn theo ông Kiêm có lẽ phải tới khoảng 100.000
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế TS. Bùi Kiến Thành, chúng ta đang áp dụng những biện pháp không phù hợp đối với cơ cấu tổ chức nền kinh tế của Việt Nam. Trên thực tế, 90% là tín dụng cho doanh nghiệp (DN). Thực tế thời gian qua khi chúng ta đẩy lãi suất lên, rất nhiều DN đã “chết”.
Theo thống kê của Bộ KH-ĐT, tính đến ngày 20/10/2011, cả nước có 63.920 DN đăng ký thành lập mới, trong lúc thống kê của Tổng cục Thuế cho hay, số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động và chờ phá sản đã lên tới 48.800 DN, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010.
Điều đáng lưu ý, tại hai “đầu tàu” kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số lượng DN “khai tử” đang tăng lên nhanh chóng. Hà Nội có 14.500 DN đăng ký mới nhưng lại có tới 3.000 DN ngừng hoạt động, bỏ kinh doanh, rời sản xuất, chờ phá sản. Tuy nhiên, con số trên thực tế mà Sở Kế hoạch Đầu tư ước tính phải lên tới 4.000 - 5.000 DN.
Tại TP. Hồ Chí Minh, 10 tháng đầu năm 2011 đã có 20.000 DN đăng ký thành lập nhưng cũng có 1.663 DN “khai tử”. Đại diện Sở Kế hoạch đầu tư TP. Hồ Chí Minh cho hay: Giá chi phí đầu vào, và lãi suất cho vay vốn ngân hàng tăng quá cao khiến DN liêu xiêu.
Theo phân tích của TS. Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, con số trên chỉ là con số tương đối để định hướng chứ không phải là con số để giải quyết.
Bên cạnh đó, Luật Phá sản chúng ta đã có, nhưng việc thực hiện cũng không chặt, DN không khai báo cũng không chẳng sao. Con số DN khó khăn theo ông Kiêm có lẽ phải tới khoảng 100.000.
Phân tích sự nguy hại của những con số trên, theo TS. Cao Sỹ Kiêm, DN nhỏ và vừa hiện chiếm khoảng 97% tổng số DN cả nước, vì vậy hầu hết những DN khó khăn nêu trên đều thuộc nhóm này. Nguyên nhân chính là không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, trong khi không tự huy động được, nên khi Chính phủ chủ trương thắt chặt tín dụng, tất yếu gặp khó khăn.
Đáng ngại hơn, DN nhỏ và vừa hiện chiếm tới 50% tổng số lao động, làm ra 41% - 46% hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; là kênh quan trọng để xóa đói giảm nghèo, vậy nên có từ 20 - 30% số DN gặp khó khăn thì những mục tiêu này sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều người lao động sẽ không còn việc làm, đóng góp cho phát triển sản xuất, ngân sách giảm.
Trong khi đó số DN khó khăn tăng, thì vốn vay ngân hàng cũng khó trả, dẫn đến gánh nặng nợ xấu tăng, bởi DN nhỏ và vừa đang chiếm khoảng 50% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng.
Phân tích thêm vấn đề này, theo TS. Bùi Kiến Thành, ở Việt Nam, cá nhân người tiêu dùng không vay tín dụng để mua áo sơ mi, nồi cơm điện… mà nếu có vay là để đầu tư, hoặc chí ít là đầu cơ. Lãi suất 20 - 30% như hiện nay đang là “vũ khí hủy diệt” hàng loạt DN. TS. Bùi Kiến Thành nói: “Tại sao ruộng khô lúa cháy như thế, không bơm nước vào mà cứ nói là phải kiềm chế lạm phát?”.
Đánh giá bản chất vấn đề, ông Thành phân tích: Chúng ta đã học theo châu Âu, theo Mỹ khi tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Sở dĩ nước Mỹ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là do 80% tổng số tín dụng là tín dụng tiêu dùng. Khi nền kinh tế hoạt động quá nóng, mức tiêu dùng quá cao, hàng hóa sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, giá cả tăng cao.
Khi các nhà sản xuất phải cạnh tranh với nhau về nguyên liệu, lao động cũng đẩy giá lên. Lúc đó, Mỹ bắt đầu giảm cầu, tăng lãi suất lên để người dân cắt giảm tiêu dùng. Khi lãi suất lên cao, động ngay tới tín dụng tiêu dùng, lập tức cầu bị kéo xuống và giá cả cũng xuống theo.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, sinh lực của nền kinh tế là DN, nhưng DN đang bị “bó tay” bởi lãi suất cao. Thời gian tới, nếu sản xuất, kinh doanh của DN tiếp tục đình trệ, chỉ số giá tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng lên.
Nhà nước cần xem lại tất cả các chính sách, đặc biệt là chính sách tài chính chưa phù hợp, tạo điều kiện cho DN vay với lãi suất dưới 10%. Điều này không lo tạo ra lạm phát, bởi Nhà nước vẫn khống chế tăng trưởng tín dụng 20%...
Hải Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Kim Thành
18:27 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng