Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 20/01/2013 - 23:01
(Thanh tra) - Với chỉ số sản phẩm tồn kho trên 20%, “cánh cửa” vay vốn lãi suất ưu đãi lại chưa rộng mở cho doanh nghiệp, kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt, sản xuất công nghiệp năm 2013 tiếp tục phải đối mặt với những thách thức để hoàn thành mục tiêu đạt giá trị tăng thêm khoảng 6,7%...
Vẫn là thách thức
Không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngay cả những tập đoàn kinh tế hàng đầu, tổng công ty lớn của Nhà nước cũng đang phải loay hoay với “bài toán” đầu ra cho sản phẩm và vốn cho mở rộng sản xuất đối với sản xuất công nghiệp năm 2013.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu thừa nhận: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa làm ra đang là vấn đề nan giải với PVN. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về triển khai tiêu thụ xăng sinh học E5 nhưng ngay cả khi nghị quyết này được thực hiện thì sản phẩm nhiên liệu sinh học Ethanol do các nhà máy của PVN sản xuất ra vẫn rất khó tiêu thụ bởi chưa nhận được sự hưởng ứng của khối đại lý, hệ thống phân phối sản phẩm xăng dầu của Tập đoàn Petrolimex - Tập đoàn xăng dầu đang chiếm thị phần khoảng 70% trên thị trường.
Tương tự, sản phẩm tơ sợi Đình Vũ của Hải Phòng cũng chưa được các doanh nghiệp dệt trong nước chấp nhận sử dụng trong khi năm 2013 nhà máy sẽ chính thức sản xuất thương mại.
Cũng là tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước nhưng khó khăn mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang gặp phải lại là thiếu vốn để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện. Chủ tịch EVN Hoàng Quốc Vượng cho biết, mặc dù tình hình tài chính của EVN đã bắt đầu được cải thiện nhờ chính sách giá điện hợp lý hơn, nhưng EVN vẫn rất khó khăn trong thu xếp khoảng 106.000 tỷ đồng để triển khai các dự án đầu tư phát triển nguồn và lưới điện.
Có cùng khó khăn này, ông Đỗ Văn Hậu chia sẻ: Nhu cầu vốn đầu tư của PVN để thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng nước sâu, ở nước ngoài, các dự án chế biến hóa dầu, dự án điện là cực lớn, nhưng PVN sẽ khó cân đối được vốn.
Quốc hội đã duyệt cho PVN để lại 3.500 tỷ đồng lãi từ hoạt động dầu khí nước chủ nhà trong năm 2012 và 1.600 tỷ đồng cho năm 2013. Tuy nhiên, con số này là quá nhỏ bé so với con số thực thu của khoản 50% lãi dầu khí của nước chủ nhà và thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu đầu tư thực tế của PVN.
Giải pháp tháo gỡ
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, năm 2013, ngành Công thương phải tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về chính sách đi kèm với các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; tạo điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, công nghiệp chế tạo...
Nhằm tạo đầu ra cho sản phẩn hàng hóa trong nước, việc tăng cường tiêu thụ sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh giữa các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Công thương sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục triển khai quyết liệt tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty Nhà nước.
Chia sẻ các giải pháp hiệu quả tháo gỡ khó khăn về vốn vay và tạo đầu ra cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng cho biết: Năm 2013, thành phố tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thuế, vốn vay, lãi suất cũng như tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Cùng đó, tất cả 24 quận, huyện của thành phố sẽ phải thực hiện kết nối ngân hàng với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp vay được vốn với lãi suất hợp lý. Thành phố tiếp tục chương trình bình ổn thị trường trong năm 2013, thông qua việc kết nối hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn hàng thiết yếu để không phải sử dụng vốn ngân sách triển khai chương trình.
Đặc biệt, thành phố cũng thiết lập hệ thống đối thoại giữa doanh nghiệp với thành phố ở tất cả các cấp quận huyện để các ngành chức năng nắm bắt và giải quyết kịp thời những khó khăn của doanh nghiệp.
Cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp và địa phương, Chính phủ và các Bộ, ngành cần sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để ngăn chặn tình trạng hàng kém chất lượng, có giá rẻ tràn vào thị trường; thực hiện các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, nhất là với nhóm mặt hàng không thiết yếu, hàng trong nước đã sản xuất được có chất lượng đảm bảo.
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Phùng Tấn Viết cho biết: Để bảo vệ hàng trong nước cũng như để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước có chất lượng cao, bên cạnh giải pháp tăng chế tài xử phạt nghiêm minh với các hành vi gian lận thương mại; thực thi các chính sách gắn kết các vùng kinh tế, vùng liên kết, chương trình “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” phải được triển khai quyết liệt hơn nữa với các tiêu chí cụ thể.
Kim Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên