Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/01/2011 - 14:45
(Thanh tra) - Năm 2010, thị trường trong nước bị tác động mạnh bởi những diễn biến khách quan thất thường nhưng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ được đà tăng trưởng cao. Giữ được các chỉ số tăng trưởng, ngoài vai trò điều hành của chính quyền thành phố, còn nhờ vào việc đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong việc tìm “lối ra”cho hàng Việt.
Để mọi người dân đều có... Tết
Để giúp doanh nghiệp có thêm “đầu ra” cho hàng hóa và người tiêu dùng tiếp cận được với nguồn hàng giá rẻ, năm 2010 chính quyền thành phố thực hiện chương trình bình ổn giá cả năm và mở rộng mạng lưới bán hàng bình ổn đến các vùng sâu vùng xa. Theo đó, Tp. HCM đã chi hơn 380 tỷ 600 triệu đồng cho 14 doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để dự trữ, cung cấp hàng hóa với mức thấp hơn thị trường 10%.
Chương trình bình ổn giá được thực hiện với 5 nội dung: Kiểm tra từ cơ sở sản xuất về khả năng dự trữ và chuẩn bị nguồn hàng; hệ thống phân phối; số lượng các điểm bán mà doanh nghiệp đã đăng ký, số lượng hàng đưa ra thị trường; chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ giai đoạn tạo nguồn hàng đến khâu phân phối; kiểm tra việc chấp hành các quy định về niêm yết giá, bán hàng đúng giá, ưu tiên phục vụ người có thu nhập thấp thuộc vùng sâu vùng xa. Dựa trên nhu cầu tiêu dùng hàng tháng, 14 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá có đủ sức chi phối thị trường ít nhất từ 20% - 50%, trong đó giá bán đúng mức giá cam kết cho đến hết tháng 3/2011.
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương Tp. HCM cho biết, các điểm bán hàng bình ổn giá trên địa bàn thành phố hiện nay đã tăng lên 2.088 điểm, trong đó gần 600 điểm ở các chợ truyền thống và phát triển 56 chợ có các quầy sạp chưa sử dụng hết công năng vào việc bán hàng bình ổn. Để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm, Sở Công Thương Tp. HCM triển khai mô hình bán hàng bình ổn giá tại các cửa hàng, điểm bán, siêu thị, phát triển mạng lưới bán lẻ để kịp thời đưa hàng hóa đến người tiêu dùng, đặc biệt ưu tiên cho người dân vùng sâu, vùng xa.
Đến thời điểm này, 14 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá hàng hóa năm nay đã hoàn thành kế hoạch tạo nguồn hàng, dự trữ 8 mặt hàng gồm gạo, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến và rau củ quả phục vụ thị trường Tết. Công ty Vissan đã chuẩn bị 3.450 tấn thực phẩm chế biến và 2.460 tấn thịt heo, vượt xa số lượng đã đăng ký. Tổng Giám đốc Vissan Văn Đức Mười cho biết, Vissan đang chuẩn bị thêm hơn 2.000 tấn thịt đông lạnh dự trữ trong trường hợp thị trường có biến động và chủ động hợp tác với các trại chăn nuôi nuôi 40.000 con heo thịt để cung ứng cho thị trường. Công ty Phú An Sinh cũng tham gia bán hàng bình ổn trong các tháng cuối năm 2010, bình quân mỗi tháng 325.000 kg thịt gà, heo; và tháng 01-2011 là 400.000 kg thịt gà, heo. Công ty Ba Huân được giao chỉ tiêu bình ổn 13,5 triệu quả trứng gia cầm nhưng đã chuẩn bị được 20 triệu quả… Đến nay, nhiều mặt hàng tham gia bình ổn giá khác đều có lượng chuẩn bị nhiều hơn định mức từ 29% đến 76%. Riêng hàng thực phẩm chế biến, lượng hàng chuẩn bị vượt kế hoạch 3 lần.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, diễn biến giá cả trên thị trường hiện nay đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn. Tuy nhiên Saigon Co.op sẽ thực hiện đúng các cam kết bán hàng luôn thấp hơn giá thị trường ít nhất 10%.
Để đảm bảo nguồn hàng, không xảy ra sốt giá dịp Tết, UBND Tp. HCM đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tình trạng găm hàng để tạo khan hiếm giả, nâng giá; ngăn chặn việc gom hàng bình ổn giá. Các cơ quan chức năng gồm Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Tài chính có nhiệm vụ thanh kiểm tra giá hàng hóa, chất lượng hàng hóa, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử phạt nghiêm.
Đầu tư “lối ra” cho hàng Việt
Sở Công Thương Tp. HCM cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 đạt 1,64 tỷ USD, tăng 1,9%. Các mặt hàng xuất khẩu có mức kim ngạch tăng cao gồm: Sữa tăng 38,6%, hàng may mặc tăng 15%, giày dép 12,1%, thủy sản 8,6% và gạo 8,4%. Trong 10 tháng của năm 2010, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 17,4 tỷ USD, tăng 0,9%. Theo dự ước, trong tháng 11 và 12 năm 2010, tổng kim ngạch của hai tháng này đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 của Tp. HCM vượt con số 21 tỷ USD, tăng xấp xỉ 20% so với năm ngoái.
Các nhóm hàng xuất khẩu của Tp. HCM có tốc độ tăng khá so cùng kỳ năm trước được giới doanh nghiệp ghi nhận là do giá thế giới tăng khiến giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng cao, hàng Việt có thêm thị trường mới, đặc biệt nhiều lô hàng xuất đi các nước hàm lượng chất xám và công nghệ cao đã được “nâng cấp” nhiều hơn.
Các nhóm hàng truyền thống chủ lực của Tp. HCM như da giầy, dệt may, thủ công mỹ nghệ trong năm 2010 đã được đầu tư cho chất lượng khá lớn. Dệt may và da giày xuất khẩu là hai ngành đứng trong top đầu về kim ngạch xuất khẩu (trước đây đa số chỉ thực hiện theo hợp đồng). Năm 2010, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng chục triệu USD để mua sắm thiết bị chuyên dùng, thiết kế thời trang, đổi mới chất liệu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để hàng may mặc Việt Nam đi xa, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các nước, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu Đan Tp. HCM cho biết, các doanh nghiệp đã hợp tác trong việc tìm nguồn hàng, đối tác, chia sẻ hợp đồng và chuyển giao kinh nghiệm kinh doanh với nhau.
Để giảm bới khó khăn cho doanh nghiệp, chính quyền thành phố đang hướng các chính sách hỗ trợ về vốn, tài chính, cơ chế giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng có lợi nhất. Mặt khác, ngành công thương, các hiệp hội đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, nhiều chuyến đi nước ngoài trực tiếp tìm “lối ra” cho hàng Việt.
Để tiếp tục đà phát triển trong năm 2011, UBND Tp. HCM đã có kế hoạch tập trung công tác xúc tiến thương mại, mở rộng xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và thị trường Hoa Kỳ, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng như Châu Phi, Châu Ðại Dương để sử dụng hết các nguồn lực xuất khẩu đa dạng. Trong giai đoạn 2011-2020, chính quyền thành phố đưa ra chủ trương xuất khẩu sẽ có bước phát triển đột phá về chất, hạn chế xuất khẩu thô, ưu tiên cho những mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Thế Vĩnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền