Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Chu Tuấn

Thứ ba, 06/09/2022 - 14:35

(Thanh tra) - Đó là một trong những thông tin đáng chú ý được đại diện UBND tỉnh Bình Dương báo cáo với Đoàn Công tác của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW Phạm Tấn Công (Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: A.X

Sau 10 năm, quy mô kinh tế của tỉnh liên tục gia tăng

Theo đó, ngày 5/9/2022, Đoàn Công tác của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chính thức làm việc với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan ban, ngành của tỉnh Bình Dương. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW Phạm Tấn Công (Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) làm Trưởng đoàn.

Tại buổi làm việc, báo cáo với đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành cho biết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp có bước chuyển biến tích cực.

Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân; tạo điều kiện thuận lợi tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Công tác quản lý Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính được quan tâm, có bước đột phá tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển; mối quan hệ trong doanh nghiệp, giữa cộng đồng doanh nghiệp với các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực…

So với năm 2011, số lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2020 đã tăng 5,1 lần, tương ứng tăng từ 11.469 lên 58.290 doanh nghiệp so với năm 2011. Ảnh: A.X

Theo đại diện UBND tỉnh, quy mô kinh tế của tỉnh trong những năm qua liên tục gia tăng. Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh theo giá hiện hành đạt 389.605 tỷ đồng, tăng gấp 6,2 lần so với năm 2011 (tương ứng tăng 326.729 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 8,3%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,1%/năm. Trong đó, tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước giữ ổn định và chiếm bình quân 41% trong GRDP.

So với năm 2011, số lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2020 đã tăng 5,1 lần, tương ứng tăng từ 11.469 lên 58.290 doanh nghiệp so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 19,7%/năm, cao nhất trong các khu vực. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 162.061 tỷ đồng (năm 2011) tăng lên 681.777 tỷ đồng (năm 2020), gấp 4,2 lần, tốc độ tăng bình quân đạt 17,3%/năm. Số lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước năm 2011 là 285.805 người, đến năm 2020 đạt 427.848 người, tăng 1,5 lần, tốc độ tăng bình quân đạt 4,6%/năm.

Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp (KCN) (tăng 1 khu so với năm 2011) với tổng diện tích quy hoạch 12.721ha (tăng 9.670 ha), chiếm 9% về số lượng và 13% về diện tích KCN cả nước.

Các KCN đã hoàn thành việc xây dựng với kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN.

Điểm khác biệt của Bình Dương là không sử dụng vốn ngân sách để đầu tư phát triển hạ tầng trong các KCN. Hiện tại, có 19 doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Về cụm công nghiệp, đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 790ha.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho rằng, hội nghị lần này vừa là cơ hội để trao đổi, nắm bắt thêm thông tin cũng như kiến nghị những gì thực tế, thực tiễn so với các chính sách, các chủ trương của Đảng trong thời gian qua. Đồng thời cũng là dịp để nhìn lại những gì đã làm được để thúc đẩy phát triển, những gì là rào cản làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội dể rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo…

Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch 12.721ha (tăng 9.670 ha), chiếm 9% về số lượng và 13% về diện tích KCN cả nước. Ảnh: A.X

3 quan điểm rõ ràng của Nghị quyết số 09-NQ/TW

Cũng trong khuôn khổ của buổi làm việc, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cho biết, Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu 3 quan điểm rõ ràng, cụ thể:

Thứ nhất, xác định rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khẳng định việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thì đội ngũ doanh nhân Việt Nam có một vai trò rất quan trọng, là động lực, một lực lượng chủ lực trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa.

Cùng với đó, Bộ Chính trị xác định, xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển kinh tế, xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Nhiệm vụ này do Đảng và hệ thống chính trị toàn xã hội thực hiện.

Ngoài ra, tại Đại hội Đảng XIII, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thực hiện được điều này, không ai khác chính là đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Đây là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng hạnh phúc cho doanh nhân.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW Phạm Tấn Công đánh giá, với môi trường kinh doanh thuận lợi, Bình Dương đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất, kinh tế lớn nhất của cả nước. Bên cạnh đó, nhận thức và trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TW rất cụ thể, rõ ràng mang lại những kết quả rõ nét thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính… Trên cơ sở khảo sát, đánh giá và kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp, đoàn sẽ tham mưu Bộ Chính trị đánh giá tổng kết Nghị quyết số 09-NQ/TW và ban hành Nghị quyết mới nhằm tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024
Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

(Thanh tra) - Chiều 21/11, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024 nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Trong đó, nổi lên việc thu ngân sách Nhà nước của tỉnh năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Văn Thanh

12:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm