Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/04/2012 - 13:54
(Thanh tra) - Nghiên cứu mới nhất từ các công ty tư vấn như Savills Việt Nam, CB Richard Ellis Việt Nam, Colliers International, thị trường bất động sản (BĐS) đang ở trong vùng đáy và chưa thấy rõ triển vọng hồi phục, dù lạm phát đã có dấu hiệu được kiềm chế, lãi suất ngân hàng bắt đầu có xu hướng giảm. Chính sách tài chính tiền tệ dường như đã “dễ thở” hơn không chỉ đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, mà kể cả người dân có nhu cầu mua nhà để ở.
Cảnh chen nhau đăng ký mua suất căn hộ giờ chỉ còn là hoài tưởng…
Thị trường BĐS đang tự điều chỉnh một cách tích cực. Dễ nhận thấy nhất là mặt bằng giá đã giảm mạnh tới 30%, thậm chí 40% ở một số dự án cao cấp. Các doanh nghiệp, chủ đầu tư phải bán đổ, bán tháo, hoặc tuyên bố phá sản do không thể cầm cự trước sức ép lãi suất ngân hàng và sự đóng băng kéo dài của thị trường. Những chủ địa ốc có tiềm lực hơn phải tính tới phương án sáp nhập hoặc mua bán lại, không chỉ các công trình, dự án mà kể cả cổ phần của chính mình, để tìm cách tồn tại và tính tới bước phát triển lâu dài.
Giai đoạn này, xu hướng đầu tư nhà ở trung cấp và bình dân với diện tích nhỏ dưới 100m2, giá từ 1,5 đến 2 tỷ đồng bắt đầu chiếm lĩnh ưu thế và được quan tâm đầu tư nhiều hơn.
Điều đáng nói là hiện tại, thị trường chưa thể “tháo” hết những sản phẩm tồn đọng, thì trong tương lai, khi nguồn cung lớn chuẩn bị gia nhập thị trường sẽ tạo sức ép rất lớn đối với những người trong cuộc.
Tổng hợp báo cáo thị trường Hà Nội của Savills Việt Nam cho thấy, trong vòng 3 năm tới, sẽ có khoảng 63 dự án “góp mặt” vào thị trường với khoảng trên 45.000 căn hộ để bán.
Ngoài ra, còn có 68 dự án phát triển biệt thự và nhà liền kề với tổng quy mô xấp xỉ 9.000 ha. Thị trường cũng sẽ đón nhận thêm 1,1 triệu m2 diện tích văn phòng cho thuê của 80 dự án và 1,6 triệu m2 diện tích mặt bằng bán lẻ từ 90 dự án quanh khu vực Hà Đông, Từ Liêm và Thanh Xuân, từ nay đến năm 2014. Rõ ràng, vấn đề đầu ra sẽ rất bức bách, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chưa có nhiều cải thiện như hiện nay.
Giám đốc Bộ phận nghiên cứu, tư vấn Savills Việt Nam, Trần Như Trung nhận định, nếu so sánh với cùng thời điểm của năm 2011, tình hình giao dịch BĐS đi xuống thấy rõ, nhất là về mặt bằng giá cả, công suất thuê mua.
Đơn cử phân khúc văn phòng, nếu Quý I/2011 đạt gần 90% công suất và trên 530.000 VND/m2/tháng thì đến Quý I/2012 chỉ đạt dưới 80% và khoảng 500.000 VND/m2/tháng. Tuy nhiên, nếu so sánh với Quý IV/2011 thì khác, diễn biến dường như lạc quan hơn với phân khúc văn phòng cho thuê, khách sạn, mặt bằng bán lẻ và căn hộ dịch vụ.
Riêng căn hộ để bán, biệt thự và nhà liền kề vẫn giảm khá mạnh. Giá chào bán sơ cấp dao động từ 19 đến 64 triệu VND/m2 với tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường đạt 7%, giảm 5% so với quý trước.
Quận Hoàng Mai, Hà Đông là địa bàn có mức giá giảm thấp nhất. Riêng khu vực Cầu Giấy, Tây Hồ, huyện Từ Liêm vẫn giữ giá, với mức chào bán thứ cấp cao trên 120 triệu VND/m2. Trung bình, một căn nhà liền kề dao dộng từ 2,6 đến 19,3 tỷ đồng, một căn hộ biệt thự từ 5,3 đến 41,4 tỷ VND tùy từng địa điểm.
Nhìn nhận một cách khách quan, ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho rằng, cân đối cung cầu và việc thúc đẩy đầu ra cho thị trường BĐS đều phục thuộc vào vấn đề nguồn vốn. Khi thực sự khơi dậy được lòng tin của người dân, của thị trường bằng nhiều giải pháp như công khai hóa thông tin, đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án... và quan trọng nữa là giá của BĐS, thì nguồn cung tương lai có lớn cũng không thành vấn đề quá quan trọng, vì vẫn còn rất đông người dân đang thiếu nhà để ở.
Thạch Huê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Liên Hương
21:27 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn