Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 04/09/2011 - 21:37
(Thanh tra) - Với ba điểm chính là cho phép nhà đầu tư (NĐT) mở nhiều tài khoản, được giao dịch ký quỹ (margin) và giao dịch cùng phiên, Thông tư 74/2011/BTC của Bộ Tài chính đã được khá nhiều người trông chờ. Tuy nhiên, sau hơn một tháng chính thức áp dụng (01/8/2011), Thông tư này dường như chỉ là một liệu pháp tâm lý vào thời điểm ban hành (01/6/2011), nếu không muốn nói là gây thêm phiền phức...
Thông tư 74 giúp NĐT nhỏ lẻ có lợi
Tốt hơn trong dài hạn
Trên thực tế, quy chế hướng dẫn về margin mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ký ban hành hôm 30/8, còn trước đó chỉ cho phép NĐT mở nhiều tài khoản và được giao dịch cùng phiên. Về thời hiệu thi hành từ 01/8/2011, giới chuyên gia đánh giá khá cao, và hầu hết đều nhìn nhận là có thể giúp thị trường chứng khoán (TTCK) trở nên tốt hơn.
Theo chuyên gia Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, việc cho mở nhiều tài khoản và giao dịch cổ phiếu cùng phiên sẽ góp phần tăng thanh khoản cho thị trường, hạn chế được các hành vi thao túng giá cổ phiếu (cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát được giao dịch của NĐT thay vì để họ mở nhiều tài khoản với các tên gọi khác nhau). Điều này cũng làm giảm các tài khoản ảo, đồng thời cơ quan quản lý có thể xác định chính xác số lượng NĐT tham gia thị trường. Còn đối với hoạt động margin, các khoản doanh thu, cũng như tín dụng từ hoạt động này sẽ được các công ty chứng khoán (CTCK) đưa vào sổ sách kế toán dễ dàng và các cơ quan quản lý, tổ chức tín dụng dễ dàng kiểm soát được tỷ lệ sử dụng đòn bẩy ở từng thành viên thị trường.
Cũng có ý kiến cho rằng, Thông tư này thực sự là cú hích cho thị trường, tạo cho NĐT có niềm tin về việc ban hành những quy định mới hơn trong tương lai.
Thực tế diễn biến thị trường từ đầu tháng cho thấy, kỳ vọng Thông tư 74 giúp thị trường cải thiện thanh khoản đã không thành hiện thực. Điều này đã được khá nhiều chuyên gia dự đoán trước, bởi Thông tư này thực chất chỉ là “Luật hóa” các giao dịch hiện tại, nhưng về lâu dài sẽ giúp thị trường ổn định và tốt hơn. Theo Tiến sĩ Phạm Linh, Tổng Giám đốc CTCK Quốc tế Việt Nam, mặc dù thời điểm ban hành là khá chậm so với thực tế và chỉ tác động đến tâm lý NĐT trong ngắn hạn nhưng về dài hạn Thông tư 74 sẽ đưa thị trường đi dần vào khuôn khổ, đồng thời tăng cường mức độ kiểm soát của cơ quan quản lý.
Lợi nhưng… phiền!
Cũng theo Tiến sĩ Phạm Linh, ngoài những điểm tích cực trên Thông tư 74 còn có tác dụng hạn chế rủi ro cho các CTCK và giúp NĐT tiếp cận thị trường tốt hơn. Việc hợp pháp hóa giao dịch margin đồng thời quy định tỷ lệ margin phù hợp sẽ giúp các CTCK điều chỉnh hoạt động kinh doanh theo hướng có lợi hơn. Bởi thời gian qua nhóm doanh nghiệp này chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng phí giao dịch thấp và tỷ lệ margin cao, trong khi các dịch vụ hữu ích hơn như tư vấn, phân tích đầu tư… không được chú trọng nhiều. Do vậy, khi dịch vụ margin và tỷ lệ margin được quản lý chặt chẽ hơn, hoạt động cạnh tranh của các CTCK đương nhiên sẽ lành mạnh hơn. Lúc đó, CTCK tất yếu phải đẩy mạnh đầu tư vào các mảng dịch vụ nhằm mang lại giá trị gia tăng cho NĐT.
Ngoài ra, do trước đây chỉ có những khách hàng lớn mới được các CTCK ưu ái cho thực hiện các nghiệp vụ margin (thông qua việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư) nên khi nghiệp vụ margin được thừa nhận, tính công bằng trên TTCK tất yếu sẽ cao hơn, bởi NĐT nhỏ lẻ vẫn có thể sử dụng dịch vụ này.
Bên cạnh việc được đa số NĐT ủng hộ và hưởng ứng, Thông tư 74 cũng bị khá nhiều người cho là gây phiền phức, chẳng hạn như vấn đề ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân. Theo anh Đức Hùng, một NĐT lâu năm tại sàn ACBS Mạc Đĩnh Chi (quận 3, TP. Hồ Chí Minh), tất cả những hợp đồng ủy quyền trước đây buộc phải làm lại theo quy định mới: Chữ ký của người ủy quyền phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng; nhiều CTCK tự thiết kế mẫu hợp đồng, trong đó có thêm vào vài điều khoản bất lợi cho một trong hai bên, nên Văn phòng công chứng không chứng thực… Ngoài ra, “khi thực hiện ủy quyền tại Văn phòng công chứng, người ủy quyền nếu có gia đình phải đưa luôn cả vợ (hoặc chồng) lên ký vào hợp đồng ủy quyền nên khả năng những ai đang đi công tác hoặc định cư ở nước ngoài sẽ bỏ ý muốn lập ủy quyền cho đối tác là rất lớn”, anh Hùng nói.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh