Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Bão” giá chực chờ

Thứ ba, 15/02/2011 - 13:30

Tháng 3, điện tăng giá; xăng, dầu cũng không thể kìm giữ giá thêm do quỹ bình ổn sắp cạn dù thuế nhập khẩu đã được giảm tối đa xuống 0%. Thêm vào đó, đợt điều chỉnh tỷ giá tăng 9,3% được xem như yếu tố sẽ đẩy giá cả leo thang, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Giá nhiều mặt hàng nhập khẩu chuẩn bị tăng

Chính phủ vừa có công văn chỉ đạo 2 bộ Tài chính, Công thương cần tính toán, đề xuất phương án tăng giá điện vào đầu tháng 3. Theo các phương án, cả phía EVN và Bộ Công thương đều đưa ra rất nhiều bài toán tăng giá khác nhau, trong đó mức tăng cao nhất 40,8% và thấp nhất 18,03%.

Dư luận cho rằng, nhiều khả năng giá điện sẽ được Chính phủ chấp thuận cho tăng ở mức 18,03%. Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, cho biết cả EVN và Bộ Công thương đều đề xuất mỗi bên 3 phương án tính tăng giá. Trong đó, cả 2 đơn vị trên đều tính theo tỷ giá cũ. Do vậy, những phương án giá trên chưa phải là cuối cùng. Bộ Tài chính và các bộ, ngành còn phải rà soát thêm, xây dựng sau đó trình Thủ tướng xem xét. “Tăng bao nhiêu, thời điểm nào, Thủ tướng sẽ quyết định trong thời gian tới”, ông Thỏa nói.

Không còn sức để giữ giá


Theo TS Lê Đăng Doanh, dù mức tăng giá điện thấp nhất là 18,03% thì cũng sẽ quá sức chịu đựng đối với người tiêu dùng. Tăng giá điện cũng sẽ góp phần nâng giá mạnh các mặt hàng như nước, sắt thép, xi măng, dệt may... bởi chi phí dùng điện của các ngành này rất lớn.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, do thu nhập của VN còn thấp, tăng giá điện với mức 18,03% sẽ gây áp lực lên đời sống người dân, khiến chỉ số giá biến động mạnh. Theo bà Lan, trước kia giá điện tăng cao nhất cũng chỉ xấp xỉ 10%, vì vậy mức tăng 18,03% sẽ kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác tăng giá, khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát rất khó thực hiện.  Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm trung gian. Khi giá tăng, giá thành sản xuất thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi chắc chắn cũng sẽ tăng theo, sinh ra lạm phát thực phẩm

 Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN

Bên cạnh giá điện, giá xăng cũng đang chực chờ tăng là một trong những yếu tố quan trọng gây sức ép lên lạm phát. Một lãnh đạo của SaigonPetro cho biết, doanh nghiệp hiện đang “bó tay” sau cú điều chỉnh tỷ giá thêm 9,3%. Theo vị này, mỗi lít xăng đã bị lỗ thêm gần 900 đồng/lít vì tỷ giá và doanh nghiệp không thể chịu đựng thêm.

Theo ông Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, trong bối cảnh hiện nay, nếu cứ kìm mãi giá xăng thì ngân sách sẽ không đủ, quỹ bình ổn cạn kiệt. Đến một lúc nào đó sẽ dẫn tới bội chi ngân sách, cân đối vĩ mô yếu kém gây hậu quả rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề lạm phát. Ngoài ra, ép giá quá lâu, khi điều chỉnh sẽ tạo ra một biên độ rộng, nằm ngoài khả năng chịu đựng của người tiêu dùng. “Nếu như vậy, giá cả sẽ được dịp té nước theo mưa, rất khó kiểm soát. Không thể kìm giá mãi, phải giải quyết vấn đề giá, cùng các cân đối vĩ mô và năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp”, ông Long nói.

“Lạm phát thực phẩm”


VN đang phải nhập một lượng rất lớn phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, gỗ và kể cả thủy sản nguyên liệu... Việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sẽ khiến nguy cơ giá các mặt hàng này tăng trong thời gian tới là rất cao, kéo theo giá nông sản tăng là điều khó tránh khỏi.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cho biết năm 2010, thức ăn chăn nuôi đã mười mấy lần tăng giá và dự báo, giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tiếp tục “nhảy múa” mạnh hơn trong thời gian tới. “Hiện giá thức ăn chăn nuôi vẫn đứng so với hồi cuối năm 2010. Tuy nhiên, thời gian tới, giá các mặt hàng này tăng là điều khó tránh khỏi”, ông Lịch nói.  
Tăng cường kiểm tra thị trường

Ông Đặng Văn Đức - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM - cho biết QLTT đang tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá “té nước theo mưa”, bán quá giá niêm yết... Ông Đức khẳng định sẽ đặc biệt chú trọng kiểm tra giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép... để kịp thời xử lý khi phát hiện trường hợp tăng giá bất hợp lý.
 
VN đang còn phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của thế giới khi phải nhập khẩu tới 55 - 60% khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Mỗi năm cả nước phải chi tới 2,5 - 3 tỉ USD để nhập khẩu các mặt hàng này phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh và chăn nuôi trong nước. “Doanh nghiệp đều phải mua nguyên liệu bằng USD theo giá chợ đen, tỷ giá USD tăng cũng đẩy giá USD chợ đen tăng theo, chi phí đầu vào vì thế ắt sẽ tăng”, ông Lịch nói. Thêm vào đó, khi lãi suất vay ngân hàng quá cao như hiện nay, khoảng 17 - 20%/năm thì giá thức ăn chăn nuôi tăng không có gì là lạ.

“Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm trung gian. Khi giá tăng, giá thành sản xuất thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi chắc chắn cũng sẽ tăng theo, sinh ra lạm phát thực phẩm”, ông Lịch nhận định.

Sức ép ngày càng lớn

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, sức ép lạm phát trong năm 2011 đang ngày càng lớn. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm, do thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán, cũng như lễ hội diễn ra khắp cả nước, nên nhu cầu mua sắm, đi lại khiến giá cả sẽ tăng cao. Ngoài ra, sức ép do các yếu tố khách quan của thế giới, khi giá xăng dầu và giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu tăng. Bên cạnh đó, việc tăng giá điện, tiến tới là giá than vận hành theo cơ chế thị trường cũng sẽ tác động không nhỏ tới thị trường giá cả.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang tính toán thận trọng khi điều chỉnh giá điện, than. Việc tăng giá cần phải lựa chọn vào thời điểm thích hợp và tránh tập trung điều chỉnh trong cùng một thời điểm nhằm giảm thiểu tác động cộng hưởng gây hiệu ứng tâm lý đẩy giá hàng hóa dịch vụ khác tăng. Thời điểm thích hợp được tính đến sẽ là thời điểm cung - cầu hàng hóa dịch vụ diễn biến bình thường, mặt bằng giá không bị biến động bất thường do tác động của các yếu tố như thiên tai, nhu cầu sức mua có khả năng thanh toán tăng quá cao.

(TNO)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh Top 2 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Gạo Hapro Đồng Tháp được vinh danh Top 2 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

(Thanh tra) - Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.

PV

10:58 13/12/2024
Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm