Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/04/2012 - 22:42
(Thanh tra) – Lạm phát có dấu hiệu đi xuống nhưng sẽ tăng trở lại trong năm tiếp theo; Tăng trưởng GDP sẽ ở mức thấp, sau đó tăng lên vào năm 2013; Ngoài ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần giải quyết những nguy cơ đối với lĩnh vực tài chính… Đó là những nhận định được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra hôm 11/4 trong Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2012.
Toàn cảnh buổi công bố báo cáo
Năm 2012: Dự báo GDP ở mức 5,7%
Theo ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại ở mức 5,7% trong năm 2012 và sẽ tăng lên 6,2% vào năm 2013. Lạm phát trung bình có thể giảm xuống sát ngưỡng hai con số với điều kiện các chính sách được duy trì chặt chẽ, nhưng sau đó sẽ tăng lên 11,5% trong năm 2013, song hành với tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng giá lương thực thế giới tăng cao.
Trước đó, trong năm 2011, khi đối mặt với lạm phát tăng nhanh và sụt giảm nhanh dự trữ ngoại tệ, Chính phủ Việt Nam đã thông qua một gói các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính (Nghị quyết 11). Điều này đã góp phần kìm hãm lạm phát và cũng làm giảm tăng trưởng kinh tế xuống mức 5,9%, do đầu tư sụt giảm và tăng trưởng tiêu dùng chậm lại, nhưng bù lại xuất khẩu ròng đã được cải thiện.
Số liệu sơ cấp cho thấy, GDP đã tăng 4% trong quý 1 năm 2012; sản xuất công nghiệp tăng 4,1%; tín dụng thu hẹp thêm 2,5% trong 2 tháng đầu năm; nhập khẩu hàng hóa tăng 7% trong quý 1. Trong khi đó, tiêu dùng cá nhân sẽ được hỗ trợ từ việc lạm phát giảm nhiệt. Lĩnh vực đầu tư nhiều khả năng vẫn sẽ suy yếu do chưa có dấu hiệu quay trở lại của các nhà đầu tư. Tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ chậm lại dù Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Những yếu tố trên chính là cơ sở để ADB đưa ra nhận định GDP Việt Nam năm 2012 ở mức 5,7%.
Không nên hạ lãi suất quá nhanh
Trong Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2012, ADB đã đưa ra bốn thông điệp chính. Trước hết, triển vọng ngắn hạn sẽ có rủi ro nếu Chính phủ hạ các mức lãi suất quá nhanh, không bảo đảm bình ổn thị trường ngoại hối. Việt Nam cần dành ưu tiên hàng đầu cho việc bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Những yêu cầu dài hạn hơn là phát triển hệ thống tài chính hiệu quả và đa dạng hóa có thể huy động vổn đủ để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7-8%. Quá trình cải cách sẽ thuận lợi hơn nếu có thêm thông tin cập nhật về tiến độ thực hiện so với mục tiêu đề ra của Chính phủ. Mặt khác, tăng tính minh bạch về tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước sẽ đưa ra tín hiệu rõ nét về việc Chính phủ cam kết thực hiện cải cách.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, ADB đã khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước không nên hạ lãi suất quá nhanh. Theo ADB, trên thực tế, tiết kiệm thực của những người gửi bằng tiền đồng tác động bởi lãi suất thực âm trong một thời gian kéo dài. Những “sai lầm và bỏ sót” tích tụ trong cán cân thanh toán (ước tính 18 tỉ USD giai đoạn 2009 - 2011) phản ánh một lượng lớn ngoại tệ và vàng ở bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Việc hạ lãi suất quá nhanh có thể đặt đồng Việt Nam dưới những áp lực mới. Ông Dominic Mellor, chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB chỉ rõ, hạ lãi suất quá nhanh sẽ giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng và làm suy yếu dự trữ ngoại tệ. Tính dễ bị tổn thương của ngành ngân hàng cũng là một yếu tố rủi ro. Niềm tin của các doanh nghiệp và hệ thống tài chính sẽ bị lung lay nếu các vấn đề tại các ngân hàng nhỏ lan rộng.
Do đó, theo ADB, Việt Nam cần cẩn trọng trong việc hạ các mức lãi suất. Đồng thời, việc hạ lãi suất như thế nào phụ thuộc vào việc duy trì mức lạm phát, sức khỏe của nền kinh tế song cũng cần duy trì mức lãi suất thực dương của người gửi tiền đồng ở mức 1-2%.
H.Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Trung Hà
Ngọc Tuấn
Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền