Ngày 25/8 tại Hà Nội, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn về thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam.Phần lớn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu về trách nhiệm xã hộiÔng Patrick Gilabert, đại diện UNIDO tại Việt Nam nhấn mạnh, phần lớn các doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam là các DN nhỏ và vừa, năng lực của các DN cũng chưa đáp ứng được những yêu cầu về trách nhiệm xã hội của mình. Yêu cầu về trách nhiệm xã hội theo chuẩn CSR (Corporate Social Responsibility) được xem là yếu tố thuộc về chiến lược kinh doanh. Theo chuẩn CSR, DN cần bảo đảm được cơ bản các tiêu chí về môi trường, lao động, quản trị tổ chức và nhân quyền, kinh doanh trung thực, người tiêu dùng, gắn kết với cộng đồng. Để tăng cường sự hội nhập của các DN vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trước mắt cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của DN trên cả ba phương diện chính: Sản xuất hợp lý về mặt môi trường, cải thiện thông lệ về lao động (LĐ) và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.Tại Hội thảo, các diễn giả chú trọng đến các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ LĐ hài hòa tại nơi làm việc và ở các cấp độ khác, thiết lập các cuộc đối thoại tích cực giữa người sử dụng LĐ, người LĐ và các bên liên quan như công đoàn và các công ty mua hàng.Hầu hết các ý kiến cho rằng, vấn đề mấu chốt dẫn đến đình công, lãn công, xung đột quyền lợi giữa LĐ và người sử dụng LĐ hiện nay đều xuất phát từ mối quan tâm của chủ DN, chế độ đãi ngộ, lương thưởng dành cho người LĐ. Nhiều đại biểu cho rằng, những ngành nghề thâm dụng LĐ trong đó có dệt may và da giày hiện đang phải đối mặt với mức lạm phát cao, chi phí nguyên, nhiên liệu tăng, mức tăng lương tối thiểu, thiếu nguồn LĐ lành nghề, sự biến động LĐ và những bất ổn trong sản xuất. Dệt may sử dụng nhiều LĐ phổ thông, hầu hết là người nhập cư, trình độ văn hóa không đồng đều, hiểu biết pháp luật còn hạn chế và LĐ nữ chiếm chủ yếu, điều kiện LĐ trong ngành không tốt, thời gian làm việc kéo dài, thường phải tăng ca, độc hại, thu nhập thấp. Điều đó dẫn đến các tranh chấp ngừng việc, đình công tự phát...DN cần nhìn nhận quan hệ LĐ và quản trị nhân lực từ góc độ chiến lượcĐể bảo đảm mối quan hệ LĐ hài hòa, phải nâng cao trách nhiệm xã hội của DN. Người LĐ và DN cần tuân thủ pháp luật LĐ, nguồn thu nhập đảm bảo, điều kiện làm việc thuận lợi, tổ chức công đoàn vững mạnh, thực hiện đầy đủ các chính sách LĐ, xây dựng thỏa ước LĐ tập thể tiến bộ, tiến hành thường xuyên đối thoại DN... Nhưng trên thực tế, rất ít DN thực hiện đầy đủ hoặc nghiêm chỉnh các yếu tố nói trên, nhất là trong giai đoạn lạm phát tăng cao.Diễn đàn "Thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may và da giày ở Việt Nam"Nói về kinh nghiệm thương lượng tập thể trong DN, ông Hoàng Minh Khang, Giám đốc công ty may Hải Nam (Hà Nội) chia sẻ: Công ty đã áp dụng các giải pháp cải thiện quan hệ nội bộ như tổ chức các cuộc họp hàng tháng giữa ban lãnh đạo và nhân viên, tổ chức các hoạt động đào tạo, giáo dục và tuyên truyền có sự tham gia của công đoàn và đoàn thanh niên, áp dụng thỏa ước LĐ tập thể ngành dệt may, tổ chức các cuộc thảo luận theo chủ đề. Bên cạnh đó, thực hiện giảm giờ làm, giảm tối thiểu làm thêm ngoài giờ và ngày chủ nhật, trả lương theo luật Lao động, xây dựng và áp dụng quy định, chính sách doanh nghiệp… Kết quả thu được khả quan, công nhân hài lòng, làm việc hiệu quả và có kỷ luật hơn. Từ đó, thu nhập cao hơn và số lượng LĐ trong DN cũng tăng. Hiện Công ty đang phát triển khá tốt, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu năm 2011 ước đạt 40%, doanh thu xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 1,1 triệu USD.Theo ông Vũ Hữu Tuyên, thành viên Dự án Quan hệ lao động của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID), quan hệ LĐ và quản trị nhân lực có mối liên hệ trực tiếp với năng lực cạnh tranh, và cách thức quản trị quan hệ LĐ và nhân lực có tác động đến tình hình kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Hiện nay sự quan tâm đến quan hệ lao động tại nơi làm việc đang gia tăng do người lao động không hài lòng với hoạt động quản trị nhân lực tại DN (tỷ lệ lao động bỏ việc cao, thiếu động viên khuyến khích, thiếu cơ chế trả công dựa trên kết quả hoạt động và tay nghề, thiếu đào tạo, điều kiện làm việc không bảo đảm, năng suất lao động thấp, công việc không ổn định, đơn điệu…). Theo ông Tuyên, để xây dựng quan hệ LĐ hài hòa, cần chú ý đến vấn đề tiền lương tối thiểu, đình công tự phát, ngăn ngừa tranh chấp, thời gian làm thêm, LĐ di cư, LĐ nữ và quản trị môi trường đa văn hóa. Cần phải nhìn nhận quan hệ LĐ và quản trị nhân lực từ góc độ chiến lược kết hợp với yếu tố không thể thiếu là đào tạo và giáo dục về quản trị nhân lực và quan hệ LĐ.