Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/01/2013 - 10:46
(Thanh tra)- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa quyết định hỗ trợ 176 triệu USD giúp Việt Nam tăng cường năng lực xúc tiến các dự án đối tác công - tư (PPP) và đầu tư hạ tầng cơ sở, nâng cao khả năng cạnh tranh của các thị trấn dọc các hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng (GMS), cải thiện công tác vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm đối với các hoạt động thương mại và du lịch qua biên giới, phát triển năng lực quốc gia để giảm thiểu những rủi ro và tác động của HIV tại các địa phương giáp biên giới với các quốc gia khác trong GMS.
Theo đó, khoản vay trị giá 20 triệu USD từ Quỹ Phát triển châu Á (ADF) để tài trợ cho Dự án Hỗ trợ quan hệ đối tác Công - Tư. Dự án sẽ sử dụng nguồn vốn này để thành lập một Quỹ Phát triển dự án (PDF) nhằm giúp giới thiệu các dự án PPP có tính kinh tế ra thị trường. Các bộ và cơ quan của chính phủ sẽ sử dụng Quỹ PDF để tài trợ cho các hoạt động chuẩn bị dự án PPP, bao gồm xây dựng các nghiên cứu tiền khả thi, các nghiên cứu khả thi toàn diện và thu hút sự tham gia của các tư vấn giao dịch, những người sẽ cấu trúc các giao dịch để kêu gọi khu vực tư nhân tham gia đấu thầu.
Khoản vay 11 triệu USD từ Quỹ ADF để tài trợ cho Dự án Tạo thuận lợi thương mại: Cải thiện công tác vệ sinh kiểm dịch trong hoạt động thương mại GMS. Dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng, củng cố và thực hiện các chương trình kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm, bao gồm việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong ngành du lịch và hợp tác và hài hòa hóa việc quản lý vệ sinh kiểm dịch trong khu vực đối với trao đổi thương mại các loại hàng hóa là thực phẩm trong GMS.
Để giải quyết lỗ hổng hiện tại trong việc tiếp cận một cách có hiệu quả đến những nhóm dân cư có độ rủi ro cao và dễ bị tác động dọc theo các hành lang kinh tế chung với các nước GMS khác, ADB và Chính phủ Việt Nam đang thực hiện Dự án Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS trong GMS. Được tài trợ bằng một khoản vay trị giá 15 triệu USD từ Quỹ ADF, dự án sẽ giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng năng lực quốc gia và năng lực vùng để giảm thiểu những rủi ro và tác động của HIV, trước tiên là tại 15 tỉnh biên giới của Việt Nam.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thị trấn dọc Hành lang kinh tế Đông - Tây và Hành lang kinh tế phía Nam và hỗ trợ sự phát triển của các hành lang giao thông GMS trở thành các hành lang kinh tế sôi động, một khoản vay trị giá 130 triệu USD sẽ giúp đưa các thị trấn nằm trên hành lang, bao gồm Đông Hà, Lao Bảo và Mộc Bài, trở thành những trung tâm kinh tế thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường đô thị và tăng cường năng lực thể chế của các chính quyền địa phương và chính quyền tỉnh. Dự án Phát triển các thị trấn trên Hành lang GMS sẽ tài trợ cho 10 tiểu dự án ở 3 thị trấn này.
Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, trong ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu đối với cơ sở hạ tầng là rất lớn. Ước tính từ nay cho đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần 160 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm các hệ thống giao thông, cầu, nhà máy điện, hệ thống cung cấp nước và các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, các cảng biển và hoạt động vận tải biển. Trong khi đó, các nguồn vốn truyền thống như ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và hỗ trợ phát triển từ các chính phủ nước ngoài chỉ giúp đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu. Điều đó có nghĩa là hơn 50% nhu cầu vốn đầu tư phải được huy động từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Quý
20:27 13/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình