Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đan Quế
Thứ ba, 09/07/2024 - 21:10
(Thanh tra) - Gắn bó với Ban Tiếp công dân Trung ương từ khi còn trứng nước và đóng vai trò đặc biệt trong tham mưu kiện toàn về bộ máy, tổ chức, qui chế hoạt động, xây dựng Trụ sở và những phát kiến từng bước đưa công tác tiếp công dân phù hợp với hoạt động của Chính phủ số, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp còn được gọi là “anh Thanh Tâm”, của mọi điểm nóng tiếp dân…
Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp được gọi là “anh Thanh Tâm” của mọi điểm nóng tiếp dân… Ảnh: Đan Quế
Người vác tù và hàng tổng…
10 năm trước, nhóm phóng viên chúng tôi có nhiều dịp theo chân anh Nguyễn Hồng Điệp thâm nhập vào các đoàn công dân đông người trong những tính huống không hề… hành chính. Đó là các buổi đêm rét cắt da cắt thịt, hay buổi sáng tinh sương mưa dầm tầm tã, anh Trưởng ban hì hụi 2 tay 2 bao bánh mỳ nóng hổi hay chăn bông ấm vội vã mang cho công dân chống đói. Mà khi nào cũng vậy, chẳng thiếu túi trầu cau quê kiểng…
Thời điểm này, anh Nguyễn Hồng Điệp mới được điều động từ Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo khối văn xã sang Ban Tiếp công dân khi Ban được thành lập. Khi đó, Trụ sở Ban còn đi mượn, cán bộ thì đều là người mới được tăng cường, trong khi các đoàn công dân đông người thì có thể vây chật kín cả con phố. Nào là đoàn 600 công dân đến từ Ecopark, Hưng Yên. Nào là đoàn 300 công dân từ hồ chứa nước Sông Ray. Rồi 200 công dân từ Đắk Lắk… Trong đó có đoàn mà công dân mang cả vợ, con vừa mới sinh đến ăn ở lại Trụ sở cả tháng trời. Còn các mẹ, các bà, các ông đã ngoài 70 - 80 tuổi cũng tham gia các đoàn công dân đông người, ăn ở lại hàng chục ngày, nửa tháng tại hành lang Trụ sở là chuyện thường ngày.
Mấy trăm công dân hàng ngày ra vào, đeo bám cán bộ Trụ sở, réo gọi tên ngay cả khi giáp mặt cán bộ ở hành lang nhà vệ sinh. Ngày đông lạnh đã khổ, ngày hè nóng nực còn khổ gấp trăm lần. Công dân khổ. Cuộc sống của các hộ dân kế bên Trụ sở khổ. Cán bộ tiếp công dân cũng khổ. Mà người làm lãnh đạo của Ban, của Thanh tra Chính phủ, của Chính phủ còn khổ gấp nhiều lần.
Làm sao để công dân thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của mình một cách ôn hòa và minh bạch? Làm sao để Chính phủ tiếp nhận được các thông tin xây dựng của người dân để hoạt động hiệu quả hơn? Làm sao để công tác tiếp công dân chính là cầu nối giữa Nhân dân và chính quyền mà mỗi cán bộ tiếp dân có thể giữ vai trò thư ký tiếp nhận một cách lịch thiệp, thông thái? Làm sao để công dân của địa phương không cần phải đeo bám ở Trung ương nhằm tạo sức ép với chính quyền sở tại? Rồi làm sao để cơ quan cấp Trung ương khi cần có thể tra cứu là biết vụ việc đã được giải quyết đến đâu, kết quả như thế nào để tiếp nếu công dân vượt cấp lên Trung ương…
Những câu hỏi ấy luôn là trăn trở của Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp. Đó cũng là cái gốc để anh viết hàng trăm trang văn bản, đề xuất tham mưu chuẩn hóa công tác tiếp công dân, từ Qui chế hoạt động của Ban, Qui chế phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương khi tiếp đoàn đông người đến việc đề xuất, giao trách nhiệm hóa giải “điểm nóng”, đặc biệt trước, trong và sau các sự kiện quan trọng của Thủ đô; qui định nhóm công dân đại diện đoàn công dân đông người…
Có thể kể ra hàng loạt văn bản tham mưu cho lãnh đạo Thanh tra Chính phủ ban hành mang dấu ấn của Trưởng Ban Tiếp công dân để tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Kế hoạch số 1248 ngày 26/7/2019 và Kế hoạch số 383 ngày 9/3/2021 phục vụ Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Kế hoạch sơ kết Qui chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở; Văn bản số 2049 ngày 26/11/2020 chỉ đạo các địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện trong công tác tiếp công dân, góp phần phục vụ thành công Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Văn bản số 151 ngày 6/5/2022 gửi các tỉnh, thành phố về việc phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ SEA Games 31 và Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV; Văn bản số 308 ngày 8/3/2022 về việc phối hợp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, cơ sở; Kế hoạch số 633 ngày 27/2/2023 triển khai thực hiện Nghị quyết số 623 ngày 7/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các kiến nghị trong Báo cáo số 334 ngày 7/10/2022 của Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát về chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”; Văn bản số 1158 ngày 22/5/2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài tại cơ quan Trung ương...
Bị thương tổn vẫn thương dân
Hẳn những ai gắn bó với công tác tiếp công dân đều còn nhớ nhiều vụ việc cán bộ tiếp công dân bị đánh, bị chửi, bị vu vạ. Không ít cán bộ tiếp công dân khi giải thích vụ việc của công dân không thuộc thẩm quyền bị chửi bới, bị thóa mạ. Thậm chí, có công dân còn lột đồ, dọa tẩm xăng tự thiêu để gây sức ép cho cán bộ tiếp dân.
Anh Nguyễn Hồng Điệp cho biết, 10 năm gắn bó với bà con, anh nhớ gần đầy đủ tên, quê quán, hoàn cảnh, sự vụ của các công dân trực tiếp đứng đơn mà mình đã tiếp. Nhớ cả các cuộc nóng giận vô lý của công dân với cán bộ của mình để hóa giải bằng sự vận động ôn hòa. Ấy vậy mà bản thân anh cũng không tránh được bị hành hung, dọa nạt dài ngày.
Đó là những ngày tháng 5 năm 2016, anh liên tục bị một nhóm công dân tỉnh Bạc Liêu đi khiếu nại, tố cáo dài ngày bao vây, dọa nạt và hành hung gây thương tích ngay tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương. Đây là nhóm công dân bị các đối tượng thù địch nước ngoài lợi dụng, chống phá Nhà nước. Hiểu hết mới biết để thương dân hơn và nâng cao cảnh giác hơn trước các âm mưu diễn biến của các thế lực thù địch, và để làm tốt hơn công tác bảo vệ chính quyền…
Anh Điệp cho biết, tính trong 7 năm từ 2017-2023, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã tiếp thường xuyên 90.658 lượt công dân đến trình bày 24.517 vụ việc (khiếu nại 14.246 việc, tố cáo 3.319 việc, kiến nghị và phản ánh 6.952 việc); 2.682 lượt đoàn đông người. Đồng thời xử lý 86.737 đơn thư, trong đó có 28.491 đơn đủ điều kiện xử lý, chiếm 32,8% (khiếu nại 24.904 đơn, tố cáo 1.114 đơn, kiến nghị và phản ánh 2.473) và 58.0246 đơn đã được xử lý trước đó thực hiện phân loại và lưu theo dõi, chiếm 67,2%.
Trong đó, có thể kể đến nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, đặc biệt là vụ việc của các công dân quận 2, TP Hồ Chí Minh khiếu kiện liên quan đến Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm; công dân của hồ chứa nước Sông Ray, công dân các dự án chuyển đổi mô hình chợ ở Ninh Hiệp (Hà Nội); chợ Đọ (Hải Dương); chợ Bỉm Sơn, chợ Còng (Thanh Hóa); chợ Túc Duyên (Thái Nguyên); chợ Kỳ Anh, chợ Nghèn (Hà Tĩnh); chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn); chợ Văn hóa - Bến xe (Lào Cai); Chợ Trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)...
Qua rà soát các vụ việc đó, Ban Tiếp công dân đã nắm bắt được nhiều vụ việc có dấu hiệu của các thế lực thù địch để kịp thời có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp, xử lý.
Đối với anh, đó là tận cùng của tình thương, của trách nhiệm với Nhân dân và với lý tưởng cao đẹp. "Có bị tổn thương, bị đau đớn cũng không được phép từ bỏ. Bởi khi dân còn chưa hiểu mình, chưa tin mình, tin chế độ là vì còn đâu đó chưa làm tốt vai trò cầu nối ý Đảng, lòng dân. Và các cán bộ làm công tác tiếp công dân phải có trách nhiệm để giải quyết tốt phần việc đó", anh Điệp chia sẻ. Bởi vậy, cần lắng nghe, hiểu những chia sẻ, ý kiến, đề nghị của Nhân dân để hướng đến một nền hành chính công dịch vụ mà ở đó cán bộ Nhà nước cúi chào dân, bắt tay dân lịch thiệp và luôn mỉm cười. Đó cũng là mong muốn ngày làm việc hạnh phúc của tất cả cán bộ làm công tác tiếp công dân trên cả nước.
Cha đẻ của sáng kiến số hóa tiếp công dân
Không chỉ xây dựng các qui chế, phân loại vụ việc và hóa giải các điểm nóng tại Trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương, anh Nguyễn Hồng Điệp còn đặc biệt quan tâm đến công tác đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học vào hoạt động tại Trụ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; đặc biệt là góp phần hoàn thiện hoạt động của Chính phủ số.
Có thể kể đến việc quyết liệt triển khai phần mềm đặt lịch tiếp công dân trên Cổng Thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ tại Trụ sở Tiếp công dân Ttrung ương; triển khai và hiện thực Qui chế tiếp công dân trực tuyến; triển khai việc ứng dụng các phần mềm trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và tổng hợp báo cáo để nâng cao hiệu quả công việc và đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số của Thanh tra Chính phủ: Phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo; Phần mềm báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Phần mềm tiếp công dân trực tuyến.
Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư đã đảm bảo theo đúng Qui trình Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Triệt để áp dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của Thanh tra Chính phủ trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Hoàn thành việc nhập liệu kết quả rà soát 1.003 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài vào cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4011/VPCP-V.I ngày 9/11/2022...
Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp đã được Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương, địa phương trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011; Huân chương Lao động hạng Hai năm 2017; Chiến sỹ Thi đua toàn quốc năm 2021; nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ban Nội chính Trung; Ban Chấp hành Công đoàn Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành; Lào Cai, TP Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh...
Năm 2024, anh Nguyễn Hồng Điệp được Hội đồng Thi đua khen thưởng ngành Thanh tra đề nghị Hội đồng Thi đua khen thưởng cấp Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Hay việc triển khai thực hiện quyết định của Thanh tra Chính phủ phê duyệt Đề án Thí điểm tổ chức Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương. Hiện tại, mô hình đã hoạt động ở cả hai trụ sở, đã bố trí các phòng làm việc, niêm yết công khai các văn bản theo quy định; phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, tạo thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo tại Trụ sở.
Với phần mềm đặt lịch tiếp công dân trên Cổng Thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, người dân có thể đăng ký để được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp trực tuyến qua mạng. Xây dựng Mô hình và Qui chế tiếp công dân trực tuyến của Thanh tra Chính phủ để triển khai thực hiện thí điểm là cơ sở để triển khai trên phạm vi cả nước.
Nhờ các nỗ lực đó, công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư đã đảm bảo theo đúng Qui trình hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015; triệt để áp dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của Thanh tra Chính phủ trong quá trình chỉ đạo, điều hành. Hoàn thành việc nhập liệu kết quả rà soát 1.003 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài vào cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với vị trí đắc địa được thiên nhiên ưu đãi của vùng đất biển Phú Yên, những dự án nghìn tỷ phát triển được kỳ vọng thành điểm sáng thu hút du lịch, đánh thức tiềm năng địa phương. Vậy nhưng, hiện nay, Dự án Khu du lịch liên hợp New City Việt Nam vẫn luẩn quẩn trong công cuộc tìm đường tháo gỡ khó khăn vướng mắc, để mặc hàng trăm ha đất hoang hoá gây lãng phí rất lớn do chưa thể đưa vào sử dụng. Nhà đầu tư khắc khoải chờ tháo gỡ để sớm triển khai thực hiện dự án.
Nhóm PV
08:31 14/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã tổ chức tiếp 1.645 lượt người. Nội dung tiếp công dân chủ yếu phản ánh liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất công cộng, tranh chấp đất đai...
Nhật Minh
08:00 14/12/2024Đông Hà
17:58 12/12/2024Hải Hà
14:00 12/12/2024Hải Hà
13:10 12/12/2024Bùi Bình
07:31 12/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình