Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại

Thứ sáu, 06/11/2020 - 06:35

(Thanh tra)- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết KN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.

Ảnh minh họa: Internet

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại (KN) về một nội dung đến các cơ quan Trung ương

1. Thủ trưởng cơ quan nơi có người KN tập trung có trách nhiệm cử cán bộ hoặc trực tiếp tiếp đại diện của những người KN tại nơi tiếp công dân (TCD) để nghe trình bày nội dung KN. Trường hợp vụ việc KN thuộc thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu vụ việc KN không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người KN đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2. Trưởng Ban TCD Trung ương có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với đại diện các cơ quan Trung ương có liên quan và người có thẩm quyền của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc KN tiếp những người KN;

b) Khi cần thiết, đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc KN tham gia hoặc cử người có trách nhiệm tham gia tiếp đại diện của những người KN;

c) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc KN; tham gia tiếp đại diện của những người KN;

d) Theo dõi, đôn đốc Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc giải quyết KN do Ban TCD Trung ương chuyển đến;

đ) Phối hợp với Chủ tịch UBND cấp tỉnh vận động, thuyết phục để công dân trở về địa phương.

3. Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc KN có trách nhiệm:

a) Trực tiếp hoặc cử người có trách nhiệm phối hợp với Ban TCD Trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan của Trung ương tiếp đại diện của những người KN;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc KN theo yêu cầu của người có thẩm quyền;

c) Giải quyết KN thuộc thẩm quyền hoặc chỉ đạo cơ quan thuộc quyền quản lý giải quyết KN theo quy định của pháp luật;

d) Vận động, thuyết phục, có biện pháp để công dân trở về địa phương.

4. Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quản lý địa bàn nơi người KN tập trung có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự công cộng; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc KN theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết KN; tham gia TCD, giải quyết KN có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình quản lý khi được yêu cầu.

Điều 12. Trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch UBND, cơ quan Công an, cơ quan Thanh tra các cấp và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng KN về một nội dung.

2. Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm, hỗ trợ, phối hợp với Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Ban TCD Trung ương tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng KN về một nội dung khi được yêu cầu.

Chương III

KN, GIẢI QUYẾT KN TRONG ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

Điều 13. KN quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập

KN quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục do Luật KN và Nghị định này quy định, đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm quyền trong đơn vị sự nghiệp công lập xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 14. Thẩm quyền giải quyết KN trong đơn vị sự nghiệp công lập

1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết KN lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.

2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết KN lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết mà còn KN hoặc KN lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan Nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết KN lần hai.

3. KN đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết KN lần hai.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của người KN, người bị KN, người giải quyết KN, thời hiệu KN, thời hạn giải quyết KN, trình tự, thủ tục giải quyết KN

Quyền, nghĩa vụ của người KN, người bị KN, người giải quyết KN, thời hiệu KN, thời hạn giải quyết KN, trình tự, thủ tục giải quyết KN quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật KN và Nghị định này.

(Còn nữa)

Hoàng Yến

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm