Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề nghị tăng cường giám sát địa phương giải quyết khiếu nại, tố cáo

Hương Giang

Thứ tư, 12/07/2023 - 18:30

(Thanh tra) - Ông Trần Ngọc Liêm cho rằng, với giải pháp Thanh tra Chính phủ tiếp tục thành lập các tổ rà soát, kết hợp với sự giám sát của các ủy ban của Quốc hội thì các vụ khiếu kiện tồn đọng, phức tạp, kéo dài sẽ dần được giải quyết dứt điểm.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm. Ảnh: P.Thắng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 5 và tháng 6 tại phiên họp thứ 24, ngày 12/7.

Khiếu nại, tố cáo hết sức phức tạp

Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho hay, “tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn hết sức phức tạp”.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, từ đầu năm đến nay, có 187.306 lượt người đến cơ quan hành chính Nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước; tăng 19,1% về số người được tiếp; tăng 20,7% vụ việc, tăng 27,5% đoàn đông người.

Đáng lưu ý, đến ngày 24/6, vẫn còn 73 người của 19 địa phương lưu trú tại Hà Nội để khiếu kiện, trong đó có 36 công dân thường xuyên lưu trú dài ngày. “Dù đã được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kiên trì vận động, thuyết phục nhưng các công dân này vẫn không trở về địa phương”, ông Bình nói.

Trưởng Ban Dân nguyện cũng cho biết, nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tình trạng ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi, rác thải… ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của người dân.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình. Ảnh: P.Thắng

Chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, trốn tránh trách nhiệm bảo hành, không bàn giao quỹ bảo trì và công tác quản lý, vận hành tòa nhà, cũng như chất lượng chung cư không đảm bảo… chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm cũng là vấn đề gây bức xúc cho người dân, làm phát sinh một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp.

“Trong đó, nổi lên 12 vụ việc khiếu kiện đông người có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự cần các cơ quan, chính quyền địa phương có giải pháp để giải quyết dứt điểm trong thời gian tới”, ông Bình nhấn mạnh.

Ban Dân nguyện đề nghị UBND các tỉnh, TP: Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định, Đà Nẵng, Bình Thuận, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát nội dung các vụ việc khiếu kiện đông người có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự.

Có tình trạng “đẩy qua, đẩy lại” giữa các cơ quan

Nhận định tình hình khiếu kiện tăng cao, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng, ngoài các giải pháp như tiếp tục kiên trì, vận động người dân trở về địa phương giải quyết, cần phân loại từng vụ việc cụ thể, phân tích rõ nguyên nhân, phân công bộ, ngành, địa phương giải quyết.

Các vụ việc đã được giải quyết theo quy định của pháp luật nhưng vẫn khiếu nại, khiếu kiện không đúng pháp luật cũng cần được xử lý nghiêm, theo ông Tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng đề nghị, có chính sách cụ thể với người nghèo ở địa phương bị thu hồi đất, đền bù chưa thỏa đáng, không có sinh kế bền vững.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh: P.Thắng

Phát biểu sau đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho hay, hiện còn 1.003 vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài, chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của các địa phương.

Theo ông Trần Ngọc Liêm, khi người dân ra Trung ương khiếu kiện, giải pháp vận động về địa phương chỉ là “tình thế, chứ không phải tận gốc”. Ông kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát các địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là giải quyết các vụ tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

“Thời gian gần đây, Ban Dân nguyện đã tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát một số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài thì đã cơ bản giải quyết”, Phó Tổng Thanh tra nêu.

Ông Trần Ngọc Liêm cho rằng, với giải pháp Thanh tra Chính phủ tiếp tục thành lập các tổ rà soát, xem xét; kết hợp với giám sát của các ủy ban của Quốc hội, thì chắc chắn các vụ việc sẽ dần được giải quyết dứt điểm.

Ở vị trí điều hành thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho hay, qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phát hiện có tình trạng địa phương bảo “hết thẩm quyền rồi” nên người dân kéo lên Trung ương. Cơ quan ở Trung ương lại bảo vụ việc thuộc “trách nhiệm của địa phương”.

“Có sự đẩy qua, đẩy lại giữa các cơ quan Trung ương và địa phương”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói và nhận định, số vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài không nhiều như mấy năm trước, nhưng khó giải quyết vì có tình trạng này.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp hữu hiệu xử lý một cách toàn diện tình trạng khiếu nại, khiếu kiện đông người, phân tích rõ nguyên nhân và biện pháp giải quyết hiệu quả hơn.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Yên: Luẩn quẩn tháo gỡ dự án, hàng trăm ha đất hoang hoá

Phú Yên: Luẩn quẩn tháo gỡ dự án, hàng trăm ha đất hoang hoá

(Thanh tra) - Với vị trí đắc địa được thiên nhiên ưu đãi của vùng đất biển Phú Yên, những dự án nghìn tỷ phát triển được kỳ vọng thành điểm sáng thu hút du lịch, đánh thức tiềm năng địa phương. Vậy nhưng, hiện nay, Dự án Khu du lịch liên hợp New City Việt Nam vẫn luẩn quẩn trong công cuộc tìm đường tháo gỡ khó khăn vướng mắc, để mặc hàng trăm ha đất hoang hoá gây lãng phí rất lớn do chưa thể đưa vào sử dụng. Nhà đầu tư khắc khoải chờ tháo gỡ để sớm triển khai thực hiện dự án.

Nhóm PV

08:31 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm