Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 2: Đổi mới mạnh mẽ để ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Xuân Thống

Thứ hai, 29/04/2024 - 08:00

(Thanh tra) - Việc tiếp công dân (TCD), giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (KNTC) là nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp. Qua việc đánh giá thực trạng và kết quả giải quyết các vụ việc cụ thể cho thấy, công tác TCD gắn chặt với kết quả, chất lượng thực thi công vụ cũng như việc giải quyết đơn thư, KNTC.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung tại phiên TCD định kỳ tháng 3/2024. Ảnh: PQ

Thực trạng

Qua số liệu tổng hợp, theo dõi của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An trong thời gian từ 2010 đến 2022 cho thấy: Số lượt công dân đến trụ sở cơ quan chính quyền toàn tỉnh duy trì ở mức trên dưới 6.000 lượt/năm, cao nhất vào năm 2010 là 7.138 lượt (năm 2010); thấp nhất là 4.785 lượt (năm 2014). Đây là thời điểm Luật Đất đai 2013 và Luật TCD có hiệu lực.

Trong đó, số lượt công dân đến trụ sở tỉnh giao đoạn này ở mức 400 - 800 lượt/năm; có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2020 đến nay chỉ ở mức trên 400 lượt/năm (giảm hơn 40%); trong khi đó số lượt công dân đến các sở, ngành (mức 300 lượt/năm), UBND cấp xã, huyện (mức 5.000 lượt/năm) cơ bản không có nhiều biến động. Xu hướng này phản ánh chất lượng TCD tại cơ sở, cấp huyện, cấp xã ngày một nâng cao, nên giảm đơn thư vượt cấp.

Tổng số lượt TCD tại trụ sở tỉnh từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm rõ rệt, tuy nhiên vẫn giữ ở mức ổn định trên 400 lượt/năm.

Việc TCD định kỳ hàng tháng của Chủ tịch UBND tỉnh có xu hướng giảm, đặc biệt, từ tháng 10/2019 đến nay giảm ở mức tối đa. Lý do là trước thời điểm này, tất cả các công dân đến trụ sở TCD tỉnh vào phiên TCD định kỳ đều được Hội đồng Tiếp dân bố trí tiếp. Còn sau 9/2019 đến nay, chỉ thực hiện tiếp các trường hợp đặc biệt phức tạp, không xử lý được bằng đường xử lý đơn thư thông thường hoặc những trường hợp đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng công dân vẫn còn khiếu nại (tiếp lần cuối).

Đối với đơn thư, KNTC, trong giai đoạn 2010- 2022, toàn tỉnh ở mức trên 7.000 vụ việc/năm và có xu hướng giảm từ 2010 đến 2014.

Trong các loại đơn thì đơn KNTC giảm mạnh, trong khi đó đơn kiến nghị phản ánh, tranh chấp tăng lên. Nguyên nhân chính là việc phân loại đơn thư ngày càng tốt hơn, theo đúng quy định về phân loại đơn (theo nội dung không phải theo hình thức); chất lượng thực thi công vụ của cơ sở ngày một tốt hơn nên giảm bớt được KNTC. Bên cạnh đó, trình độ dân trí và đội ngũ luật sư, trợ giúp pháp lý ngày càng tăng nên các đơn thư ngày càng có chất lượng cao hơn.

Biểu mẫu TCD trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: TMT

Biểu mẫu kết quả giải quyết KNTC ở Nghệ An, từ 2010- 2022. Ảnh: TMT

Với kinh nghiệm trong quá trình tiếp dân, giải quyết đơn thư và thực tiễn ở địa phương, TS. Thái Minh Tuấn, Phó Trưởng ban TCD tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Bài học kinh nghiệm qua đánh giá công tác tiếp dân đó là xem việc tiếp dân là việc làm thường xuyên, cần phải tiếp tất cả các trường hợp (ngoại trừ những trường hợp từ chối). Nếu thực hiện việc này tại cấp xã tốt thì công dân ít vượt cấp đến trụ sở TCD cấp huyện, cấp tỉnh. Quá trình thực hiện công tác TCD gắn chặt với kết quả, chất lượng thực thi công vụ và công tác giải quyết đơn thư, KNTC. Do đó, việc chuẩn bị kỹ trong tiếp dân, xử lý đơn thư sau tiếp dân mới là khâu quyết định chấm dứt vụ việc, giảm số lượng tiếp dân kỳ sau.

Trong giải quyết đơn thư KNTC, TS. Thái Minh Tuấn cho rằng, một thực tế là khi chất lượng thực thi công vụ của chính quyền nâng lên, các quyền lợi hợp pháp của người dân được thực hiện đúng quy định pháp luật thì công dân sẽ ít khiếu kiện, ít đến trụ sở tiếp dân. Khi kết quả và chất lượng giải quyết đơn thư KN tốt, thì công dân sẽ chuyển đổi sang hình thức gửi đơn thay cho việc đăng ký TCD tại trụ sở chính quyền.

“Công tác TCD và giải quyết đơn thư KNTC gắn chặt với trách nhiệm của người đứng đầu của Đảng và chính quyền. Ở đâu người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo được bổ nhiệm đề bạt đúng, có trình độ chuyên môn, có năng lực, có đạo đức công vụ thì ở đó, giai đoạn đó công dân ít khiếu kiện, tỷ lệ KN đúng, đúng một phần thấp. Đồng thời, công tác TCD và giải quyết đơn thư KNTC cũng gắn chặt với việc xử lý trách nhiệm, thi hành kỷ luật cán bộ. Việc đơn thư và số lượng công dân đến trụ sở vẫn giữ ở mức cao, có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân lớn là chúng ta chưa dám xử lý cán bộ, nể nang, né tránh, thậm chí có vi phạm kỷ luật nhưng chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm”, Phó Trưởng ban TCD tỉnh Nghệ An nhìn nhận.

TS. Thái Minh Tuấn, Phó Trưởng ban TCD tỉnh Nghệ An nêu quan điểm trong một phiên TCD. Ảnh: KO

Nâng cao hiệu quả công vụ, tăng cường theo dõi, đôn đốc, giám sát

Thực tiễn với đội ngũ có trình độ chuyên môn xuất sắc, trong thời gian qua, Ban TCD tỉnh Nghệ An đã thẩm định nhiều vụ việc phức tạp, tham mưu chỉ đạo xử lý khác, thậm chí ngược với tham mưu của các ngành, các đoàn thanh tra, khẳng định KNTC là có cơ sở, trả lại quyền lợi hợp pháp cho công dân.

Qua công tác TCD tại địa phương cũng như các cơ quan trung ương, các cấp, ngành tỉnh Nghệ An đã đúc rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác TCD và giải quyết đơn thư.

Đó là, cần phải bộ trí cán bộ TCD có đạo đức công vụ, có trình độ giỏi, kinh nghiệm trong công tác TCD, xử lý, giải quyết đơn thư KNTC. Cần phải thường xuyên tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt và cán bộ TCD, đồng thời cần quan tâm chế độ chính sách cho người TCD.

Quan tâm đến các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc TCD, chỉ đạo sắp xếp, bố trí địa điểm TCD hợp lý, thuận lợi, tạo không khí buổi tiếp cởi mở, gần gũi, sẵn sàng lắng nghe, giải quyết những kiến nghị của công dân.

Cần chủ động nắm chắc tình hình tại cơ sở, kết quả giải quyết cấp có thẩm quyền để giải thích cho công dân, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên để có giải pháp xử lý, không để xảy ra điểm nóng và khiếu kiện đông người, phức tạp.

TCD, giải quyết KNTC phải đặt mình vào vị trí của người dân để nắm rõ động cơ, mục đích của việc KNTC; thấu hiểu được những khuất tất, thiệt thòi của người dân để từ đó có thể chia sẻ, giải quyết có lý có tình, đảm bảo thuyết phục.

Chú trọng văn hóa xin lỗi công dân. Việc làm này giúp công dân cảm thấy mình được tôn trọng và chấp nhận thái độ cầu thị và sẵn sàng khắc phục những hạn chế, thiếu sót cán bộ Nhà nước. Từ đó, có sự hợp tác, phối hợp tham gia xử lý tốt vụ việc;

Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ pháp luật TCD, giải quyết KNTC, gồm cả người giải quyết và công dân. Xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp giải quyết đơn thư không đúng quy định, chậm, trái pháp luật. Đối với cán bộ, hiện nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đưa tiêu chí thực hiện pháp luật TCD, giải quyết KNTC vào tiêu chí thi đua của cơ quan, đơn vị, đánh giá năng lực, kết quả công tác, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương.

Lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương giải trình các nội dung liên quan đơn kiến nghị của công dân. Ảnh: TH

Trong công tác giải quyết đơn thư, cần thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật; hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh KNTC như đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện chế độ chính sách cho người có công… kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thì hạn chế phát sinh KNTC.

Chủ động đối thoại trực tiếp, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết, tháo gỡ triệt để khiếu kiện, bức xúc của công dân. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp KNTC thường xuất phát từ sự không am hiểu pháp luật của công dân, một khi được giải thích cặn kẽ, dễ hiểu, có lý, có tình thì họ sẽ không còn khiếu nại nữa.

Phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác giải quyết KNTC, nhất là tham gia đối thoại, hòa giải, thuyết phục, giải thích thì vụ việc sẽ giải quyết hiệu quả hơn.

Đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người cần có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, quan tâm, chủ động rà soát, giải quyết, coi đây là việc làm thường xuyên; tranh thủ sự hướng dẫn của các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh trong việc vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, pháp luật vào thực tiễn. Đồng thời, coi trọng và kiên trì vận động, thuyết phục công dân tôn trọng và chấp hành chính sách, pháp luật và cách quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được kiểm tra, rà soát kỹ; kiên quyết đấu tranh, xử lý đối với các trường hợp lợi dụng gây rối, kích động, xúi giục, làm cho vụ việc thêm phức tạp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phát hiện những vụ việc KNTC ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm, không để phát sinh thành “điểm nóng”, được huyện Kim Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trung Hà

19:47 22/11/2024
Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).

Kim Thành

19:39 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm