Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 2: Khởi công khi chưa có giấy phép xây dựng

Lê Phương

Thứ năm, 14/05/2020 - 13:00

(Thanh tra) - Ngoài chỉ ra các sai phạm trong đấu thầu, Thanh tra Chính phủ (TTCP) còn chỉ ra hàng loạt các sai phạm trong việc lựa chọn nhà thầu EPC (lần 2) thi công Dự án (DA) và hoạt động đầu tư tài chính, cổ phần hóa…

Nhà máy Đạm Hà Bắc mở rộng vận hành năm 2015, sau khi đi vào hoạt động, mỗi năm phải gánh lỗ hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh: Internet

Sai phạm trong thực hiện DA
Theo TTCP, đối với việc lựa chọn Nhà thầu EPC (lần 2) thi công DA, hồ sơ mời thầu Gói thầu EPC nêu rõ nhãn hiệu, xuất xứ một số thiết bị DA đã vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 12 Luật Đấu thầu. Trong quá trình thi công DA, có một số thay đổi giữa thiết kế cơ sở và thiết kế thi công, một số thiết bị, vật liệu sai khác so với hợp đồng về số lượng, chủng loại, xuất xứ, thông số kỹ thuật.

Việc thay thế vật liệu này đã được chủ đầu tư và Nhà thầu EPC lập biên bản thống nhất thay đổi nhưng đến thời điểm thanh tra, các bên vẫn chưa xử lý dứt điểm vấn đề này.

Quá trình thi công khoan cọc, nhà thầu thực hiện không đúng một số nội dung theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi theo quy định. Nhà thầu không thực hiện đúng tỷ lệ công việc theo thỏa thuận trong liên danh khi tham gia đấu thầu. Tiến độ thi công chậm 11 tháng so với hợp đồng.

Ngoài ra, TTCP cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm như: DA khởi công khi chưa có giấy phép xây dựng; trong quá trình thi công, một số tiêu chuẩn thi công, một số hạng mục phụ về môi trường chưa hoàn thành; các nhà thầu trong liên danh không thực hiện đúng tỷ lệ công việc đã thỏa thuận trong Liên danh nhà thầu.

Bên cạnh đó, DA còn chậm tiến độ do phải điều chỉnh, tổ chức đấu thầu lần 2 lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu EPC, công tác giải phóng mặt bằng chậm.

Mặc dù Bộ Xây dựng đã có ý kiến về việc chủ đầu tư cần xem xét kỹ về điều kiện thực tế của vị trí xây dựng DA nhưng Cty không tổ chức khảo sát kỹ khi lập báo cáo đầu tư....

Đến thời điểm thanh tra, các nội dung tranh chấp của Hợp đồng EPC chưa được các bên giải quyết; chi phí đầu tư của DA chưa được quyết toán. Tổng mức đầu tư (TMĐT) của DA là 568,6 triệu USD, tỷ lệ vốn tự có của Cty tham gia DA chỉ chiếm 17,9%, còn lại vốn vay chiếm 82,1%, dẫn đến chi phí lãi vay lớn, thua lỗ kéo dài.

Về hiệu quả của DA, theo TTCP, do việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh DA có một số nội dung, nhất là về TMĐT của DA thiếu căn cứ, cơ sở, vi phạm quy định của pháp luật đã làm tăng chi phí đầu tư, tăng chi phí sản xuất kinh doanh dẫn đến DA bị thua lỗ.

Sản phẩm urê chiếm 80% tổng doanh thu của Cty Đạm Hà Bắc. Ảnh: Internet

TTCP chỉ rõ, quá trình triển khai thực hiện DA đã có vi phạm quy định pháp luật trong tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu tư vấn lập DA, trong thẩm định, quyết định phê duyệt DA, điều chỉnh DA, tăng TMĐT DA thiếu căn cứ, cơ sở, là một trong những nguyên nhân dẫn đến DA thua lỗ.  Số lỗ luỹ kế đến ngày 30/6/2019 lên tới hơn 2,8 nghìn tỷ đồng.

Theo TTCP, những vi phạm được chỉ ra qua thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện DA có dấu hiệu hình sự trong đấu thầu theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 và trong đấu thầu lập DA; thiếu trách nhiệm trong lập, thẩm định, quyết định phê duyệt DA, điều chỉnh DA, tăng TMĐT DA gây hậu quả nghiêm trọng, cần phải được xác minh, điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lỗ năm sau cao hơn năm trước

Đối với thanh tra hoạt động đầu tư tài chính; tái cơ cấu, cổ phần hóa, từ năm 2012 đến 2016, Cty Đạm Hà Bắc đầu tư tài chính dài hạn tại Cty Cổ phần (CP) Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc, Cty CP Phân bón Bắc Giang, Cty CP Khí hóa lỏng, mua cổ phần tại Ngân hàng Viettinbank, Cty Tài chính CP Hóa chất Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư tài chính không cao. Tỷ suất lợi nhuận năm 2012 cao nhất 10,2%, nhưng năm 2014 chỉ là 1,55%.

Đối với cổ phần hóa, Tập đoàn Hóa chất có chỉ đạo không tổ chức chào bán cổ phần lần 2; không xử lý khoản lỗ hơn 669,7 tỷ đồng không đúng quy định, không đúng thực trạng của doanh nghiệp. Đến thời điểm thanh tra, Tập đoàn Hóa chất chưa có phương án xử lý; Cty vẫn bảo quản, quản lý làm phát sinh chi phí.

Điều này khẳng định, đầu tư tài chính, CP hóa, hoạt động đầu tư tài chính của Cty hiệu quả không cao. Việc tái cơ cấu, CP hoá Cty Đạm Hà Bắc còn có một số nội dung chưa đúng quy định.

Theo TTCP, việc Tập đoàn Hóa chất quyết định tỷ lệ nắm giữ CP tại Cty CP Đạm Hà Bắc 97,66% không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (chủ sở hữu từ trên 50% đến dưới 65%), chỉ đạo không xử lý khoản lỗ khi CP hoá Cty Đạm Hà Bắc là không đúng quy định.

Về quản lý vốn, tài sản và nguồn vốn, năm 2012, 2013, 2014, Cty bảo toàn được vốn chủ sở hữu theo quy định. Từ năm 2015, Cty thua lỗ, không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.

Đến 31/12/2016, tổng số nợ phải trả và vay ngân hàng của Cty chiếm 89,7% tổng tài sản và gấp 8,7 lần vốn chủ sở hữu, Cty mất cân đối dòng tiền, khó khăn về tài chính, nợ quá hạn ngân hàng.

Trong quản lý công nợ bán hàng, chưa quy định cụ thể tỷ lệ, hạn mức công nợ, chưa quy định thời hạn thanh toán và phạt chậm thanh toán; còn trường hợp công nợ phải thu quá hạn chưa được trích lập dự phòng theo quy định; chưa kịp thời thu hồi tiền tạm ứng của Cty Contrexim - Meco khi chứng thư bảo lãnh tiền tạm ứng hết giá trị, phát sinh nợ khó đòi, tiềm ấn rủi ro... một số khoản chi phí liên quan đến Hợp đồng EPC chưa được giải quyết dứt điểm việc quyết toán chi phí đầu tư DA đầu tư chậm...

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, TTCP cũng chỉ rõ, từ năm 2015 (khi DA đi vào hoạt động), mặc dù Cty đã tăng cường các biện pháp về tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn thua lỗ, không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.

Cụ thể: Năm 2015 lỗ hơn 669,7 triệu đồng; năm 2016 lỗ hơn 1 nghìn tỷ đồng, lao động giảm 395 người so với năm 2012; tổng quỹ lương năm 2015 giảm 47 tỷ đồng so với năm 2014, năm 2016 giảm 85 tỷ đồng so với năm 2015, thu nhập bình quân người lao động giảm.

Còn theo báo cáo của Cty, năm 2017, Cty lỗ hơn 661,6 tỷ đồng, năm 2018 lỗ hơn 332,5 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2019 lỗ hơn 222,3 tỷ đồng, số lỗ lũy kế đến tháng 6/2019 là hơn 2,8 nghìn tỷ đồng.

Chịu trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm này thuộc về Hội đồng Quản trị (HĐQT), Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Ban Lãnh đạo, Tổng Cty Hóa chất Việt Nam (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam), người đại diện phần vốn Nhà nước tại Cty Đạm Hà Bắc, Hội đồng Thành viên, HĐQT, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Ban Lãnh đạo Cty Đạm Hà Bắc, các đơn vị, phòng ban, cá nhân có liên quan thuộc Tổng Cty Hóa chất Việt Nam (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) và Cty Đạm Hà Bắc.

Bài 3: Chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an xử lý theo quy định

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam: Kết luận thanh tra đột xuất về chế độ tiếp công dân, xử lý đơn thư

Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam: Kết luận thanh tra đột xuất về chế độ tiếp công dân, xử lý đơn thư

(Thanh tra) - Thanh tra huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa công bố công khai kết luận thanh tra đột xuất việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo tại các xã, thị trấn từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/8/2024.

Lâm Ánh

21:37 22/11/2024
Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.

Trần Quý

21:00 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm