Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bảo Anh
Thứ ba, 28/02/2023 - 16:37
(Thanh tra)- Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh vừa ký ban hành Thông báo kết luận thanh tra số 27/KL-TTCP ngày 13/2/2023 về việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport) theo nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Văn bản số 2613/VPCP-V.I ngày 10/9/2021 của Văn phòng Chính phủ, chỉ ra hàng loạt sai phạm.
Nhiều sai phạm tại Vinasport được TTCP chỉ ra. Ảnh: Internet
Chưa nộp trên 2 tỷ đồng tiền cổ tức phải trả cho Nhà nước
Kết luận chỉ ra những mặt đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, sai phạm tại Vinasport trong việc sử dụng vốn Nhà nước, chấp hành các quy định của pháp luật tại Vinasport từ khi cổ phần hóa đến nay.
Theo đó, việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần (CTCP) chưa thực hiện việc kiểm tra, xác định lại giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi chính thức chuyển sang CTCP không đúng quy định. Trách nhiệm thuộc về Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao, Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.
Đến thời điểm thanh tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vẫn chưa quyết toán giá trị doanh nghiệp phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang CTCP; quyết toán chi phí cổ phần hóa. Vinasport chưa thực hiện nộp tiền thu từ cổ phần hóa về ngân sách Nhà nước; chưa thực hiện việc nộp số tiền cổ tức phải trả cho Nhà nước trên 2 tỷ đồng.
KLTT cũng chỉ ra, Bộ VHTTDL với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước, có trách nhiệm thực hiện quản lý sử dụng cốn đầu tư vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đã lựa chọn nhân sự để cử làm người đại diện không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu vị trí được ủy quyền người đại diện.
Trong thời gian dài, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp không có lương, không quy định cụ thể mức lương trong quyết định cử người đại diện, không kịp thời trả lương cho người đại diện, để đơn thư, khiếu nại vượt cấp kéo dài.
“Việc cử lại ông Nguyễn Ngọc Thạch làm đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty (thời gian chưa đầy 1 năm, tháng 11/2016 đến tháng 10/2017) là cố ý làm trái quy định Nhà nước. Việc cử người đại diện không đảm bảo các quy định của Nhà nước đã làm tình hình công ty bất ổn định trong thời gian dài, mất đoàn kết nội bộ, hiệu quả kinh doanh thấp, kéo theo việc mất vốn của Nhà nước” - kết luận nêu rõ.
Đặc biệt, việc miễn nhiệm người đại diện chưa được giải quyết dứt điểm. Người được cử làm người đại diện (nhiệm kỳ 2017-2022) không hoàn thành nhiệm vụ, mất đoàn kết, không thực hiện được các ý kiến chỉ đạo của Bộ VHTTDL.
2/3 người đại diện là ông Thạch và ông Lê Hồng Nam năm 2019 bị kỷ luật Đảng, Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL có 2 nghị quyết về miễn nhiệm, kỷ luật đối với 2 ông. Từ thời điểm đó đến thời điểm thanh tra (tháng 12/2021), 2 ông vẫn chưa bị miễn nhiệm. Ông Thạch vẫn đang làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty.
Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL không ban hành văn bản quy định riêng về việc quy định vai trò, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, cơ chế báo cáo, phản hồi của người đại diện.
Trách nhiệm những sai phạm trên thuộc về lãnh đạo Bộ VHTTDL và Ban Đổi mới và phát triển Doanh nghiệp của Bộ VHTTDL.
Không có khả năng thu hồi số tiền hơn 10 tỷ đồng và 150.000 euro
Từ sau cổ phần hóa (2006 đến 30/6/2021), Vinasport không tổ chức họp định kỳ đại hội cổ đông trong nhiều năm. Hội đồng Quản trị không tổ chức họp định kỳ từ năm 2018 đến nay. Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 chưa được bầu. Chủ tịch Hội đồng Quản trị chưa xây dựng ban hành chương trình, kế hoạch hoạt động.
Người đại diện nhiệm kỳ 2017-2022 không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định; không thực hiện báo cáo giám sát tài chính quý; mất đoàn kết giữa những người đại diện với nhau, không phối hợp với Tổng Giám đốc và không tổ chức thực hiện được ý kiến chỉ đạo của Bộ VHTTDL.
TTCP cũng chỉ ra, từ năm 2007 đến tháng 6/2021, Vinasport chưa bảo toàn và phát triển vốn, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn theo quy định. Việc bàn giao hồ sơ, chứng từ, giải trình số liệu của người quản lý cũ cho người kế nhiệm không được thực hiện. Hồ sơ lưu trữ sổ kế toán chi tiết các năm từ 2007-2017 không đầy đủ; không xác định được tính chính xác của số dư đầu kỳ từ 1/1/2017; không có đủ hồ sơ kế toán liên quan đến số dư của một số khoản mục; không có cơ sở đối chiếu với đánh giá khả năng thu hồi công nợ.
Mặt khác, Vinasport huy động vốn các các cá nhân 5,64 tỷ đồng không xin ý kiến của Hội đồng Quản trị là vi phạm Điều lệ và Quy chế Tài chính của Vinasport; xuất đạn cho Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao Vĩnh Phúc là trái pháp luật, không có hợp đồng, không có khả năng thu hồi gây thất thoát số tiền trên 1,4 tỷ đồng.
Vinasport còn chuyển trước 150.000 euro cho Hãng ASIA khi chưa có kết quả trúng thầu là việc làm tùy tiện, có ý làm trái quy định của Nhà nước. Hiện nay không có khả năng thu hồi khoản tiền này, làm mất vốn của Vinasport.
Bên cạnh đó, còn mua bán phôi thép với Công ty TNHH Xây dựng An Việt Úc với số tiền gần 4,9 tỷ đồng không có khả năng thu hồi, làm mất vốn của Vinasport.
Ngoài ra, việc chuyển 1 tỷ đồng cho Công ty Nam Đô cũng không có khả năng thu hồi, có nguy cơ mất vốn của Vinasport.
Trách nhiệm thuộc về Tổng Giám đốc và người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty giai đoạn 2009 đến 2015.
Kết luận cũng chỉ ra, đến thời điểm 20/6/2021, Vinasport tạm ứng cá nhân của 21 người với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh tra, không có đủ chứng cứ để hoàn tạm ứng và không có khả năng thu hồi.
Không thực hiện nghĩa vụ tài chính, có hành vi trốn thuế
Kết luận thanh tra cũng chỉ ra nhiều vi phạm trong việc thực hiện các hợp tác đầu tư. Trong đó, Vinasport ký hợp tác với Công ty Megastar tại khu đất 181 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội không thực hiện bước tổ chức đàm phán, nhiều nội dung trong hợp đồng không phù hợp với nội dung của hồ sơ mời thầu dẫn đến dự án không thực hiện theo cam kết, nhưng thiếu cơ sở để chấm dứt hợp đồng và dự án đến nay vẫn chưa được triển khai.
Vinasport cũng ký hợp đồng với Công ty HBI thuê lại mặt bằng tại 181 Nguyễn Huy Tưởng là sử dụng đất sai mục đích; giá cho thuê thấp hơn giá phải nộp cho cơ quan thuế đối với diện tích đất sử dụng sai mục đích với số tiền trên 2,7 tỷ đồng.
Việc quản lý và sử dụng nhà đất, Vinasport cũng để xẩy ra vi phạm.
Bài 2: Kiến nghị thay thế, kiện toàn người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vinasport
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa công bố công khai kết luận thanh tra đột xuất việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo tại các xã, thị trấn từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/8/2024.
Lâm Ánh
21:37 22/11/2024(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.
Trần Quý
21:00 21/11/2024Cảnh Nhật
19:21 21/11/2024Thu Huyền
20:19 20/11/2024Lâm Ánh
09:00 20/11/2024Cảnh Nhật
08:30 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương