Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ ba, 14/12/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Trong giai đoạn 2015-2020, UBND huyện Hải Hà đã thu hồi đất lúa của 1.447 hộ gia đình, cá nhân để thực hiện 39 dự án (D.A), công trình phi nông nghiệp với tổng diện tích 120,91ha. Điều đáng nói, trong 39 D.A này, có tới 28 D.A sử dụng đất (SDĐ) trồng lúa nước nhưng chưa thực hiện nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước bị mất theo quy định.
Sở TN&MT Quảng Ninh yêu cầu UBND huyện Hải Hà tổ chức kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý SDĐ trồng lúa trên địa bàn. Ảnh: Trọng Tài
Chưa kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Quảng Ninh đã tiến hành thanh tra tại các phòng, ban có liên quan và 8/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hải Hà về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, SDĐ trồng lúa, thời kỳ từ 01/01/2015 đến 01/01/2020.
Số liệu kiểm kê đất đai đến cuối năm 2019 cho thấy, diện tích tự nhiên của huyện Hải Hà là 51.201,11ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 40.424,05ha, chiếm 78,95% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện (đất trồng lúa là 3.012,79ha).
Theo quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ kỳ đầu (2010-2015) của huyện Hải Hà đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, điều chỉnh thể hiện: Tổng diện tích đất tự nhiên là 51.393,17ha. Đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2020 là 39.345,76ha, trong đó, quy hoạch SDĐ trồng lúa đến năm 2020 là 2.600ha; đất phi nông nghiệp quy hoạch đến năm 2020 là 12.032,84ha; đất chưa sử dụng quy hoạch đến năm 2020 là 554,57ha.
Sau khi Chính phủ có Nghị quyết số 15 ngày 13/2/2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 về kế hoạch SDĐ kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Hải Hà chưa thực hiện việc lập điều chỉnh lại quy hoạch SDĐ cấp huyện theo Điều 46 Luật Đất đai năm 2013. Theo lý giải của huyện, do các chỉ tiêu SDĐ không thay đổi nhiều và sắp hết kỳ quy hoạch nên UBND huyện không lập quy hoạch điều chỉnh.
Đoàn thanh tra chỉ rõ, UBND huyện Hải Hà và các xã, thị trấn chưa thực hiện việc báo cáo hàng năm về thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ trồng lúa; chưa xác định cụ thể diện tích ranh giới đất trồng lúa trên bản đồ địa chính và ngoài thực địa theo quy định. Chưa thực hiện việc xác định các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương.
UBND huyện Hải Hà đã ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2018-2020. Tuy nhiên, kế hoạch không nêu cụ thể các loại cây trồng chuyển đổi và vị trí chuyển đổi. UBND các xã, thị trấn chưa lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa hàng năm và chưa thực hiện việc đăng ký chuyển đổi theo quy định.
Kiểm tra thực tế tại 8/11 xã, thị trấn, đoàn thanh tra phát hiện, có nhiều diện tích đất trồng lúa nhỏ lẻ không đủ nước tưới, bị ngập úng hoặc xâm nhập mặn, các hộ dân đã tự ý chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản hoặc bỏ hoang. Song, UBND huyện Hải Hà và các xã, thị trấn chưa tổ chức kiểm tra, giám sát nên chưa phát hiện và xử lý được trường hợp nào chuyển mục đích SDĐ lúa trái phép.
Yêu cầu kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan
Trong giai đoạn 2015-2020, UBND huyện Hải Hà đã thu hồi đất lúa của 1.447 hộ gia đình, cá nhân để thực hiện 39 D.A, công trình phi nông nghiệp với tổng diện tích 120,91ha. Trong đó, có 37 D.A, công trình có SDĐ lúa đã được HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ trồng lúa theo đúng quy định; 2 D.A thu hồi theo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Kết luận thanh tra cho biết, trong 39 D.A, công trình đã thực hiện, mới chỉ có 2 D.A đã lập hồ sơ và được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất; còn lại 37 D.A chưa làm thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 43 ngày 15/5/2014 của Chính phủ (trong đó, có 30 D.A sử dụng vốn ngân sách do huyện Hải Hà và UBND các xã làm chủ đầu tư).
Điều đáng nói, trong 39 D.A đã chuyển mục đích SDĐ trồng lúa mới có 1 D.A (D.A đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Texhong) thực hiện nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa bị mất với số tiền 16,535 tỷ đồng; có 10 D.A chỉ thu hồi đất lúa khác nên không phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa; còn lại 28 D.A có SDĐ trồng lúa nước nhưng chưa thực hiện việc nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước bị mất theo quy định.
Trách nhiệm đối với các tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về Phòng TN&MT huyện Hải Hà; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý các D.A công trình và UBND các xã, thị trấn.
Sở TN&MT yêu cầu UBND huyện Hải Hà tổ chức kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý SDĐ trồng lúa trên địa bàn.
Theo tìm hiểu của PV, sau khi Sở TN&MT có kết luận thanh tra, UBND huyện Hải Hà đã có Báo cáo số 146 ngày 11/5/2021 về việc thực hiện kết luận thanh tra. Tuy nhiên, đối với nội dung kiểm điểm, tại báo cáo này cũng mới chỉ nêu chung chung: “UBND huyện Hải Hà đã chỉ đạo Cơ quan Kiểm tra - Thanh tra tham mưu cho UBND huyện xem xét kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định”.
Riêng đối với 28 D.A có SDĐ trồng lúa chưa thực hiện nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định, UBND huyện Hải Hà đề nghị Sở TN&MT báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét miễn việc thực hiện nộp tiền theo kết luận thanh tra!
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin về nội dung này.
Điều 134, Khoản 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả SDĐ trồng lúa theo quy định của Chính phủ”.
Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, SDĐ trồng lúa: “Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa”.
Mức kinh phí phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thực hiện theo Khoản 3, Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 09/03/2018 của UBND tỉnh “về việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích từ đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra Sở Y tế Thanh Hóa vừa ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với Phòng khám Đa khoa (PKĐK) 123. Qua thanh tra đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong thực hiện quy trình khám chữa bệnh (KCB).
Văn Thanh
19:39 23/11/2024(Thanh tra) - Theo kết luận thanh tra, trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) có những sai sót, tồn tại trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Thu Huyền
11:58 23/11/2024Lâm Ánh
21:37 22/11/2024Trần Quý
21:00 21/11/2024Cảnh Nhật
19:21 21/11/2024Thu Huyền
20:19 20/11/2024Hương Giang
TK
Ngọc Giàu
PV
Thu Huyền
Thu Huyền
TK
Cảnh Nhật
Hương Giang