Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ hai, 24/02/2025 - 22:17
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ buổi làm việc giữa Cơ quan Thanh tra Chính phủ và Cơ quan Phòng, chống tham nhũng Kazakhstan ngày 24/02, nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích trong công tác phòng, chống tham nhũng đã được đại biểu hai cơ quan chia sẻ, trao đổi, thảo luận.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt chủ trì nội dung trao đổi, thảo luận. Ảnh: TH
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt chủ trì nội dung trao đổi, thảo luận, hợp tác giữa hai Cơ quan.
Việt Nam PCTN dựa trên 3 trụ cột
Tại buổi làm việc, ông Trần Đăng Vinh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho biết, hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) chủ yếu của Việt Nam hiện nay, gồm: Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật Hình sự với các điều khoản quy định về các tội liên quan đến tham nhũng; Chiến lược quốc gia PCTN, tiêu cực đến năm 2030; các quy định pháp luật có liên quan (Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Điều tra hình sự, Luật Phòng, chống rửa tiền và các luật chuyên ngành trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội).
Đáng chú ý, các chính sách cơ bản về PCTN của Việt Nam dựa trên 3 trụ cột chủ yếu, gồm: Phòng ngừa tham nhũng; phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng.
Ông Trần Đăng Vinh nhấn mạnh, Việt Nam chú trọng thực hiện phòng ngừa tham nhũng, tập trung vào 06 nhóm giải pháp về công khai, minh bạch tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Việc phát hiện tham nhũng được thực hiện thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng; qua công tác kiểm tra của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý; qua công giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử.
Về xử lý tham nhũng, Việt Nam có nhiều hình thức để xử lý những người có hành vi tham nhũng cũng như trách nhiệm của người đứng đầu để xẩy ra tham nhũng như: xử lý hành chính, xử lý hình sự, xử lý về kinh tế, thu hồi tài sản do tham nhũng chiếm đoạt, gây thất thoát. Ngoài ra, đối với tổ chức đảng, đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật Đảng.
Có thể nói các quy định của pháp luật ở Việt Nam về PCTN đã được thiết lập tương đối đồng bộ, góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh PCTN tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không ngừng hoàn thiện để PCTN ngày càng hiệu quả hơn.
Về định hướng hoàn thiện pháp luật về PCTN tại Việt Nam trong thời gian tới, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thông tin, trên cơ sở sơ kết 05 năm thực hiện Luật PCTN năm 2018, thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật PCTN, nhất là các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, chức năng, nhiệm vụ, sự phối hợp trong PCTN của các cơ quan chức năng PCTN theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, nhất là những lĩnh vực có nhiều nguy cơ tham nhũng; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về các tội phạm tham nhũng trong Bộ luật Hình sự.
Qua đó, thiết lập đồng bộ các cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không tham nhũng”, cơ chế phát hiện, xử lý tham nhũng một cách nghiêm minh, hiệu quả để “không dám tham nhũng” và cơ chế bảo đảm, đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để “không cần, không muốn tham nhũng”.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, Việt Nam luôn quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó, tập trung tổ chức quán triệt, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về PCTN cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường thông tin, tuyên truyền pháp luật về PCTN trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với việc phát huy vai trò PCTN của xã hội. Đồng thời, chú trọng đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng vào các cơ sở giáo dục đào tạo và có kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến, nâng cao nhận thức về PCTN cho học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện ngày càng có hiệu quả trong thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Hợp tác quốc tế về PCTN củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục IV đã chia sẻ chuyên đề “Thu hồi tài sản, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức và hợp tác quốc tế trong PCTN”
Về hợp tác quốc tế về PCTN, ông Đỗ Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Công ước (tháng 8/2009), Việt Nam đã luôn nghiêm túc, nỗ lực triển khai thực hiện tốt các nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, tập trung vào công tác nội luật hóa, hoàn thiện, chính sách pháp luật để đáp ứng yêu cầu của Công ước, đồng thời triển khai thực hiện có kết quả hai chu trình đánh giá với tư cách là quốc gia đi đánh giá và được đánh giá.
Về hoàn thiện chính sách, pháp luật, Luật Phòng, Chống tham nhũng năm 2018 đã đưa ra hàng loạt biện pháp mới dựa trên những kết quả đánh giá việc thực thi Công ước của Việt Nam, như mở rộng chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, kèm theo các hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức ở khu vực ngoài nhà nước. Ngoài đạo luật quan trọng này, Việt Nam cũng từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan khác theo hướng nâng cao mức độ tương thích và tuân thủ nhiều yêu cầu của Công ước về phòng ngừa, thực thi pháp luật, thu hồi tài sản và hợp tác quốc tế.
Về tham gia cơ chế đánh giá, Việt Nam đã hoàn tất 2 chu trình đánh giá với tư cách là quốc gia được đánh giá và đi đánh giá. Trong quá trình xây dựng các báo cáo tự đánh giá việc thực thi Công ước ở cả hai chu trình, Việt Nam tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của đại diện các bộ, ngành, cơ quan có liên quan và các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức quốc tế về kết quả tự đánh giá nhằm chia sẻ thông tin, phát huy sự tham gia tích cực của các bên có liên quan.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến PCTN, ký kết các hiệp định về dẫn độ, tương trợ tư pháp, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, ký kết các thỏa thuận, bản ghi nhớ hợp tác về trao đổi thông tin, thực thi pháp luật,....
Đồng thời, Việt Nam đã cử các cơ quan đầu mối tham gia hầu hết các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác đa phương về PCTN. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn thể hiện là quốc gia thành viên có trách nhiệm khi đã chủ trì tổ chức thành công nhiều sự kiện, diễn đàn quốc tế về PCTN.
“Hợp tác quốc tế về PCTN một mặt thể hiện rõ thiện chí hợp tác và hội nhập, mặt khác luôn giữ vững lập trường chính trị, khẳng định độc lập và chủ quyền của Việt Nam, góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, ông Hùng nói.
Trao đổi lại, phía đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan PCTN Kazakhstan đánh giá rất cao các trụ cột PCTN ở Việt Nam và kết quả thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập và thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam trong thời gian qua, cũng như hợp tác quốc tế trong PCTN của Việt Nam.
“Những chia sẻ, trao đổi nhiều thông tin, kinh nghiệm hữu ích trong công tác PCTN ở Việt Nam, sẽ giúp Cơ quan chúng tôi có thông tin tham khảo hữu ích để nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn” đại diện Cơ quan PCTN Kazakhstan nói.
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt nhấn mạnh: việc chia sẻ, trao đổi giữa hai bên sẽ giúp Thanh tra Chính phủ Việt Nam có nhiều thông tin hữu ích để tham khảo, nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn. Nhất là trong bối cảnh Thanh tra Chính phủ đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy ngành Thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong thời gian tới
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tối 29/4 (giờ Việt Nam), đại diện Thanh tra Chính phủ đã có tham luận về công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam trong khuôn khổ phiên họp về Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2025 do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xây dựng.
Ngọc Anh
(Thanh tra) - Công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam PAPI 2024 vào ngày 15/4, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng phối hợp với UNDP tổ chức, cho thấy, năm 2024, các hành vi "chung chi", "lót tay" hay chi phí không chính thức khi cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ công cho người dân, có xu hướng giảm.
Thái Hải
Thái Hải
Hà Anh
Hà Anh
Hà Anh
Lê Hữu Chính
Hồng Long
Chính Bình
Phương Anh
LHC
Hương Trà
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
PV
LHC