Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Truy tố 14 bị can vụ MobiFone mua AVG

Thứ bảy, 19/10/2019 - 20:33

Hôm nay, VKSND Tối cao tống đạt cáo trạng truy tố 14 bị can vụ Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Trong số 14 bị can, có 13 bị can bị truy tố về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng". Riêng Phạm Nhật Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT AVG) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”.

Theo cáo trạng, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước, mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Bị can Phạm Nhật Vũ

Quá trình thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, các bị can đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh... của AVG, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước với số tiền hơn 6.590 tỷ đồng.

Trong đó 6.475 tỷ đồng là tiền Nhà nước bị thiệt hại khi MobiFone mua AVG và 115 tỷ đồng là tiền lãi của các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn để thanh toán cho AVG.

Theo cáo buộc, dù chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chủ trương đầu tư nhưng ông Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) đã chỉ đạo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) đề xuất và giao cho ông Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) ký Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone.

Giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án là 2 yếu tố quan trọng đối với dự án đầu tư chưa được làm rõ, nhưng ông Son đã chỉ đạo ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình.

Mặt khác, khi phê duyệt dự án, các ông Son, Tuấn, Trọng không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG (đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P) là vi phạm quyết định của Thủ tướng Chính phủ về yêu cầu: “Chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính trước năm 2015”.

Cáo buộc cho rằng, ông Son đã chỉ đạo quyết liệt MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015 và chỉ đạo Lê Nam Trà (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone) ký hợp đồng mua bán cổ phần với AVG trong tháng 12/2015.

Mua AVG cao hơn giá trị thật

Theo cáo trạng, trước khi MobiFone mua cổ phần của AVG, tình hình tài chính của công ty này rất khó khăn, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn.

Để nâng cao giá trị AVG, Phạm Nhật Vũ đưa ra thông tin việc công ty đang được đối tác nước ngoài trả giá mua 700 triệu USD và AVG đã nhận tiền đặt cọc 10 triệu USD để đàm phán với MobiFone về giá mua bán AVG.

Đồng thời, Phạm Nhật Vũ nhiều lần liên hệ, trao đổi, đề nghị những người có chức vụ, quyền hạn tại Bộ Thông tin và Truyền thông, MobiFone để thúc đẩy việc mua bán AVG được nhanh chóng.

Biết rõ giá trị tài sản, tình hình tài chính, kinh doanh của AVG thua lỗ kéo dài, biết rõ các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện dự án, nhưng các ông Son, Tuấn, Trà và Cao Duy Hải (cựu Tổng Giám đốc MobiFone) đã tiếp nhận ý chí của nhau, thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng, phải hoàn thành trong tháng 12/2015.

Kết quả, Phạm Nhật Vũ đã bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng, cao hơn giá trị thật của AVG nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền hơn 6.475 tỷ đồng. Đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Cáo buộc cho rằng, Phạm Nhật Vũ đã đưa cho ông Son 3 triệu USD, Trà 2,5 triệu USD,  Hải 500.000 USD, Tuấn 200.000 USD.

Quá trình điều tra, ông Son khai, sau khi nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ, đã đưa cho con gái là Nguyễn Thị Thu Huyền. Khi đưa ông Son dặn con không được gửi tiết kiệm, đầu tư vào đâu là tùy.

Tuy nhiên, con gái ông Son không thừa nhận việc này. Căn cứ kết quả điều tra, đến nay chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với Huyền. Hành vi của Huyền tiếp tục được điều tra làm rõ qua kết quả xét hỏi tại phiên tòa.

(Theo VNN)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

09:54 05/12/2024
UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.

Minh Tân

21:00 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm