Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/09/2016 - 09:22
(Thanh tra) - Là một trong những nội dung quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (TC) của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh ký ban hành tại Quyết định số 868/QĐ- BHXH, thay thế Quyết định số 1788/QĐ-BHXH ngày 28/12/2012.
Về trình tự giải quyết TC, Điều 39 quy định, đơn TC thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý thì người có thẩm quyền giải quyết TC phải ban hành quyết định thụ lý giải quyết TC. Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của người giải quyết TC.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giải quyết TC quyết định tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập đoàn xác minh TC hoặc tổ xác minh TC có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm tổ trưởng tổ xác minh. Quyết định thụ lý và thành lập tổ xác minh phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị TC, họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị TC; họ tên, chức vụ, chức danh của từng người trong tổ xác minh, nội dung cần xác minh, thời hạn xác minh, quyền hạn, trách nhiệm của tổ xác minh.
Kế hoạch xác minh nội dung TC do tổ trưởng tổ xác minh lập, trình người có thẩm quyền giải quyết TC phê duyệt và bao gồm căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh; mục đích, yêu cầu của việc xác minh; nội dung xác minh; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, bằng chứng; các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh; dự kiến thời gian thực hiện từng công việc; nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh; việc báo cáo tiến độ thực hiện và các nội dung khác (nếu có).
Tổ trưởng tổ xác minh có trách nhiệm giao quyết định thành lập tổ xác minh cho người bị TC. Trường hợp người bị TC là cơ quan, đơn vị thì giao quyết định thành lập tổ xác minh cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức việc công bố quyết định thành lập tổ xác minh với thành phần tham dự gồm: Đại diện cơ quan BHXH, tổ xác minh, người đại diện cơ quan, đơn vị bị TC. Việc giao hoặc công bố quyết định phải lập thành biên bản; tổ xác minh làm việc trực tiếp với người TC trong trường hợp cần thiết; yêu cầu người TC cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung TC. Nội dung làm việc với người TC phải lập thành biên bản, có chữ ký của người TC và người chủ trì làm việc với người TC.
Trong trường hợp không làm việc trực tiếp với người TC vì lý do khách quan thì người có thẩm quyền giải quyết TC hoặc tổ trưởng tổ xác minh có văn bản yêu cầu người TC cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung TC.
Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người bị TC; yêu cầu người bị TC giải trình bằng văn bản về những nội dung bị TC, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị TC, nội dung giải trình. Nội dung làm việc với người bị TC phải được lập thành biên bản; trong trường hợp giải trình của người bị TC chưa rõ; thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị TC cung cấp chưa đầy đủ thì tổ xác minh yêu cầu người bị TC tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về các vấn đề còn chưa rõ.
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung TC. Người có thẩm quyền giải quyết TC hoặc Tổ xác minh yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan để làm rõ nội dung TC; trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong trường hợp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung TC. Nội dung làm việc được lập thành biên bản.
Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người TC, người bị TC, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp trực tiếp thì tổ xác minh phải lập giấy biên nhận; các thông tin, tài liệu, bằng chứng được thu thập trực tiếp phải thể hiện rõ nguồn gốc. Khi thu thập bản sao, phải đối chiếu với bản chính; trong trường hợp không có bản chính thì phải ghi rõ trong giấy biên nhận. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng do cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do cá nhân cung cấp phải có xác nhận của người cung cấp. Trong trường hợp tài liệu bị mất trang, mất chữ, quá cũ nát, quá mờ không đọc được chính xác nội dung thì người tiếp nhận tài liệu phải ghi rõ tình trạng của tài liệu đó trong giấy biên nhận;
Tổ xác minh phải kiểm tra tính xác thực của thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được, chú trọng những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người TC cung cấp để TC hành vi vi phạm và thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị TC cung cấp để giải trình, chứng minh tính đúng, sai của nội dung TC.
Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người có thẩm quyền giải quyết TC, tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung TC. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản.
Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung TC, xử lý hành vi vi phạm bị TC thì người ra quyết định thành lập tổ xác minh có văn bản trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, bằng chứng cần giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn có kết luận giám định. Tổ trưởng tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung TC với người có thẩm quyền giải quyết TC theo mẫu.
Trong trường hợp xác minh để giải quyết lại TC thì ngoài những nội dung quy định tại Khoản 9 Điều này, trong báo cáo của tổ xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết TC trước đó (nếu có) và kiến nghị việc xử lý đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết TC trước đó.
B.B.Đ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.
Hương Trà
09:54 05/12/2024(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.
Minh Tân
21:00 02/12/2024Lê Hữu Chính
14:13 27/11/2024Hải Viên
08:15 26/11/2024Thanh Hoa
11:21 11/11/2024Khánh Anh
15:00 04/11/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh