Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làm dự án hay “tìm cách” khai thác hơn 5,5 triệu khối đất san lấp?

Văn Thanh

Thứ ba, 12/03/2024 - 19:56

(Thanh tra) - Một dự án cụm nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng tại xã Đại Lộc và Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đang “loay hoay” tìm cách xin tận thu, cấp phép, khai thác tiêu thụ hơn 5,5 triệu khối đất san lấp, lớn hơn một mỏ đất, khiến dư luận nghi ngờ chủ đầu tư làm dự án hay tìm cách khai thác đất đưa đi bán?

Mặc dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép cho khai thác hay tận thu khối lượng đất khổng lồ, nhưng bên trong dự án đã bị đào bới, bốc xúc nhiều địa điểm khác nhau. Ảnh: Văn Thanh

Dự án có khối lượng đất bằng cả mỏ đất

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất để tiếp tục sử dụng vào mục đích thực hiện dự án cụm nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng tại các xã Đại Lộc và xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tại Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 24/6/2021, có diện tích 456.334m2; có cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số DD742485 ngày 16/2/2022; được UBND tỉnh phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án tại Quyết định số 1713/QĐ-UBND ngày 22/5/2023.

Hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án được Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hậu Lộc thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tại Công văn số 131/TĐ-KTHT ngày 7/10/2023 và UBND huyện Hậu Lộc cấp giấy phép xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (có hạng mục san nền) theo Giấy phép xây dựng số 53/GPXD ngày 9/10/2023.

Khu đất UBND tỉnh Thanh Hóa cho Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu thuê để thực hiện dự án cụm nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng là của Công ty TNHH Mạnh Nguyễn Tiến.

Nhiều địa điểm trong dự án đã bị đào bới nham nhở. Ảnh: Văn Thanh

Theo đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, hạng mục san nền có khối lượng đất đào cần vận chuyển ra khỏi dự án khoảng 5.557.000m3, không xác định vị trí đổ thải.

Để thực hiện dự án, Công ty TNHH Mạnh Nguyễn Tiến đã ký hợp đồng thi công gói thầu san lấp, chuẩn bị mặt bằng dự án với Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu theo Hợp đồng nguyên tắc số 12/HĐNT/2023 ngày 12/10/2023.

Theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ thuật của dự án, phần thi công san nền của dự án sẽ phát sinh khối lượng đất, đá thừa khoảng 5.625.071,69m3. Đây là khối lượng đất khổng lồ, tương đương hoặc lớn hơn cả một mỏ đất được quy hoạch, đấu giá, cấp phép mang nguồn thu lớn về cho Nhà nước.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cấp phép

Ngày 13/10/2023, Công ty Mạnh Nguyễn Tiến có đơn kèm theo hồ sơ nộp qua Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh đề nghị khai thác, vận chuyển ra ngoài khoảng 5.556.672m3 đất, công suất khai thác 2.778.336m3/năm, thời hạn khai thác 2 năm kể từ ngày được cấp phép.

Tuy nhiên, ngày 27/12/2023, đơn vị có Văn bản số 2711/CV-NT đề ngày 27/11/2023, báo cáo và đề nghị được khai thác đất san lấp trong phạm vi diện tích 12,88ha (là diện tích quy hoạch xây dựng khu điều hành dịch vụ và xưởng sản xuất), thời hạn 1 năm.

Ô tô, máy múc có mặt trong khu vực dự án, tiến hành đào bới nham nhở trong khi chưa có quyết định cho phép khai thác, tận thu của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh

Theo thông tin phản ánh từ nhiều người dân, dự án này trước đây là của Công ty TNHH một thành viên Vinaxuki Thanh Hóa, do làm ăn không được nên “chết yểu”. Gần đây, khu vực dự án này được chuyển sang cho đơn vị khác có bảng biển treo là “Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu”.

Việc đơn vị tiến hành thi công san nền phải khai thác, vận chuyển tới 5.556.672m3 đất dự kiến đưa đi bán ở các công trình là quá lớn, lớn hơn cả một mỏ đất đã từng được quy hoạch, đấu giá, cấp phép cho nhiều đơn vị khác trên địa bàn, mang lại nguồn thu lớn cho Nhà nước. Vả lại, nếu đơn vị này thực hiện dự án mà được UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép khai thác, vận chuyển đưa đi bán hơn 5,5 triệu m3 đất thì cần phải nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc làm dự án mà được tận thu khối lượng đất lớn hơn một mỏ đất như vậy có đúng các quy định của pháp luật hay không, hay làm dự án chỉ để xin bán đất kiếm lời?

Ngoài ra, cần xem xét đến yếu tố được phép khai thác khối lượng đất lớn như vậy có phải đấu giá theo quy định hay không? Việc khai thác phải có đánh giá tác động môi trường như thế nào để không ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống xung quanh?

Việc đào bới, xúc đất trong dự án cần phải được đánh giá tác động môi trường để không ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Ảnh: Văn Thanh

Theo quan sát của phóng viên, tại hiện trường dự án cụm nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng tại xã Đại Lộc và Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, hiện đơn vị này đang tiến hành đưa máy múc, ô tô san gạt ở nhiều địa điểm khác nhau trong dự án, đồng thời múc đất, tập kết đất để ở nhiều địa điểm khác nhau, quanh khu vực dự án có nhiều nhà dân sinh sống.

Người dân địa phương cho biết, việc dùng máy múc, ô tô “đào bới” xung quanh khu vực dự án đã được triển khai nhiều ngày nay. Đơn vị này được cấp phép khai thác, vận chuyển đất hay chưa thì người dân không biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, chưa có quyết định nào của UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty Mạnh Nguyễn Tiến được khai thác hay tận thu, vận chuyển khối lượng đất thừa “khổng lồ” trong dự án này đưa đi bán. Việc đơn vị này đưa máy móc “đào xới”, “bốc xúc” nhiều khối lượng đất từ địa điểm này đến địa điểm khác trong dự án liệu có đúng quy trình, quy định của pháp luật? Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, làm rõ.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

(Thanh tra) - Ngay sau khi Báo Thanh tra đăng tải bài viết “Hà Nội: Nỗi lo ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hàng nghìn người dân tại quận Long Biên”, UBND phường Đức Giang đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại ngõ 67 phố Đức Giang chấm dứt hoạt động, tháo dỡ máy móc di chuyển ra khỏi khu vực.

Thanh Hoa

11:21 11/11/2024
Còn những vấn đề cần được làm rõ

Còn những vấn đề cần được làm rõ

(Thanh tra) - Liên quan đến việc xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm bồn nước, bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa đã bị kỷ luật cảnh cáo. Thế nhưng, việc làm rõ những sai phạm, xử lý những cá nhân, đơn vị có liên quan vẫn đang được dư luận quan tâm.

Khánh Anh

15:00 04/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm