Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khắc phục hư hỏng nhưng phải đảm bảo chất lượng

Nguyên Phê

Thứ hai, 04/01/2021 - 19:00

(Thanh tra) - Báo Thanh tra số 97 ra ngày 4/12/2020 đăng bài phản ánh công trình tuyến phố đi bộ phía Đông đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) mới thi công thì bị hư hỏng nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 13. Hiện nay, việc khắc phục hậu quả được chủ đầu tư xúc tiến nhưng dư luận vẫn hoài nghi về chất lượng công trình...

Nhiều vị trí trên tuyến phố đi bộ hư hỏng nặng, nền đường bị vỡ vụn. Ảnh: NP

Liên quan đến vụ việc trên, chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp (BQL) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết phương án và kinh phí khắc phục hậu quả hư hỏng công trình.

Theo xác định của cơ quan chức năng, công trình bị thiệt hại chủ yếu là lan can loại 1 hư hỏng 1,8km/2,3km, chiếm 78% chiều dài toàn tuyến. Vỉa hè lát gạch terazzo bị hư 3.100m2/10.000m2, chiếm 31%. Ước tính tổng thiệt hại 3,6 tỷ đồng, trong đó phần lan can thiệt hại 2,2 tỷ, phần vỉa hè 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra, phần mái kè taluy bằng đá hộc xây cũ (đường Nguyễn Văn cũ) xây dựng từ năm 2000 cũng bị hư hỏng 2km/3km, chiếm 67%.

Về giải pháp khắc phục các hạng mục bị hư hỏng, BQL thông tin, các đơn vị thi công nhanh chóng dọn dẹp công trường để đảm bảo giao thông cho tuyến đường Nguyễn Văn; đồng thời gấp rút sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng; kinh phí do các đơn vị bảo hiểm chi trả.

“Công trình được mua bảo hiểm xây dựng theo quy định của pháp luật, do 3 đơn vị bảo hiểm cung cấp dịch vụ là Bảo hiểm Bảo Minh; Bảo hiểm Dầu khí PVI, Bảo hiểm Hàng không. Đối với phần thiệt hại do thiên tai của các hạng mục xây dựng mới (vỉa hè, lan can) khoảng 3,6 tỷ đồng đã được các công ty bảo hiểm giám định và chi trả để khắc phục” - đại diện chủ đầu tư cho hay.

Chủ đầu tư phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế nghiên cứu các biện pháp gia cố mái taluy cũ bằng đá hộc xây phía đầm đã bị hư hỏng hoàn toàn, theo hướng sử dụng vật liệu, kết cấu bền vững, chịu lực tốt; đồng thời nghiên cứu giải pháp bổ sung gia cường lan can để đảm bảo khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết tương tự trong tương lai. Sơ bộ phương án giá cố mái taluy có chi phí khoảng 7 tỷ đồng, được lấy từ nguồn dự phòng của dự án.

Chủ đầu tư cũng đề nghị chính quyền địa phương vận động người dân không neo tàu thuyền, bè gỗ vào lan can; di chuyển các dụng cụ, ngư cụ ra khỏi khu vực trong tình huống dự báo bão sau này.

Như đã thông tin, dự án đường phía Đông đầm Lập An có tổng mức đầu tư 172 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 110 tỷ đồng, khởi công xây dựng vào tháng 1/2019. Đến nay, công trình đã hoàn thành khoảng 60% (66/110 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021.

Việc xây dựng tuyến đường trên nhằm tạo điểm nhấn cho Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thu hút và nâng cấp dịch vụ du lịch, góp phần khai thác lợi thế về du lịch tại đầm Lập An, hoàn thiện hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô theo quyết định quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão số 13 với sức gió và sóng biển không lớn, bão lại không trực tiếp đổ bộ vào Thừa Thiên Huế; nhưng công trình phố đi bộ nhanh chóng bị hư hỏng nặng... Nhiều người dân ở Lăng Cô bức xúc về chất lượng công trình.

Ghi nhận tại hiện trường sau bão, dọc theo tuyến phố đi bộ trên xuất hiện nhiều vị trí hư hỏng nặng, nền đường bị vỡ vụn, lan can bị ngã đổ lộ cả sắt thép bên trong; chân taluy của con đường này xuất hiện hàng loạt vết sụt lún, hở “hàm ếch” ăn sâu vào con đường.

Dù chưa được nghiệm thu nhưng nhìn cảnh tượng này không tin nổi tuyến đường hơn trăm tỷ đang trong quá trình xây dựng đã bị hư hỏng nặng; khiến người dân nghi ngờ về năng lực của các nhà thầu thi công...

Nói về nguyên nhân nhiều hạng mục công trình đường phía đông bị hư hỏng, lãnh đạo BQL cho biết, trong cơn bão số 13, dưới tác động kép của gió trên đất liền vùng ven biển cấp 8, giật cấp 10-11, kéo dài liên tục trong khoảng 20 giờ kết hợp thủy triều dâng cao, đây là hiện tượng tự nhiên kép giữa bão và triều cường lịch sử, chưa từng xảy ra tại khu vực Lăng Cô từ trước đến nay, nên gây ra thiệt hại nặng. Trước đó, khu vực này đã chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão lớn là số 5, số 9 và số 10, nhưng không có thủy triều dâng cao nên các hạng mục vẫn an toàn.

Trước những thắc mắc liệu công trình đường phía đông đầm Lập An có đảm bảo chất lượng, BQL khẳng định, các nhà thầu thi công có chứng chỉ hoạt động năng lực theo quy định. Trước khi tiến hành thi công các hạng mục đổ bê tông, hạng mục kết cấu thép được thí nghiệm vật liệu đầu vào, kết quả cường độ bê tông,... đạt theo đúng quy định hồ sơ thiết kế. Quá trình thi công cũng được BQL theo dõi, kiểm tra thường xuyên.

Bên cạnh đó, BQL đã chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế nghiên cứu các biện pháp gia cố mái taluy cũ bằng đá hộc xây phía đầm theo hướng sử dụng vật liệu, kết cấu bền vững, chịu lực tốt (bê tông, bê tông cốt thép); đồng thời nghiên cứu giải pháp bổ sung gia cường lan can để đảm bảo khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết tương tự trong tương lai.

Dư luận cho rằng, dự án trên có ý nghĩa và tầm quan trọng để khai phá tiềm năng, thế mạnh du lịch, cảnh quang phía Đông đầm Lập An. Vì vậy, việc thiết kế, thi công công trình phải đảm bảo tiêu chí về chất lượng lâu dài sau này; chứ không thể trong thời gian ngắn lại xảy ra hư hỏng, hoặc sửa chữa xong lại tiếp tục bị hư hại được.

Ảnh: Nhiều vị trí trên tuyến phố đi bộ hư hỏng nặng, nền đường bị vỡ vụn. Ảnh: NP

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

(Thanh tra) - Ngay sau khi Báo Thanh tra đăng tải bài viết “Hà Nội: Nỗi lo ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hàng nghìn người dân tại quận Long Biên”, UBND phường Đức Giang đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại ngõ 67 phố Đức Giang chấm dứt hoạt động, tháo dỡ máy móc di chuyển ra khỏi khu vực.

Thanh Hoa

11:21 11/11/2024
Còn những vấn đề cần được làm rõ

Còn những vấn đề cần được làm rõ

(Thanh tra) - Liên quan đến việc xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm bồn nước, bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa đã bị kỷ luật cảnh cáo. Thế nhưng, việc làm rõ những sai phạm, xử lý những cá nhân, đơn vị có liên quan vẫn đang được dư luận quan tâm.

Khánh Anh

15:00 04/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm