Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/11/2013 - 07:53
(Thanh tra)- Thời gian qua, Báo Thanh tra đã có loạt bài “Vì 80 tỷ đồng hay sức khỏe của hàng nghìn người dân? ”phản ánh những bức xúc của người dân đối với Nhà máy Sản xuất đất đèn Cường Thịnh đặt tại trung tâm của 3 xã: Lại Xuân, Liên Khê, Kỳ Sơn thuộc huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng.
Người dân bất bình, vây quanh nhà máy vì việc vận hành thử dây chuyền sản xuất đất đèn. Ảnh: Hoàng Long
>> Vì 80 tỷ đồng hay sức khỏe của hàng nghìn người dân?
Trong khi TP Hải Phòng vẫn giữ thái độ yên lặng, mới đây, Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) Cường Thịnh có Văn bản 136/LHHTXCT-KN gửi Báo Thanh tra và một số cơ quan chức năng kiến nghị về tiêu đề bài viết “Vì 80 tỷ đồng hay sức khỏe của hàng nghìn người dân?” là không khách quan, nội dung sai lệch, gây mất an ninh trật tự địa phương, ảnh hưởng đến uy tín và quá trình hoạt động của doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy, nội dung thể hiện sự chống chế không có cơ sở nhằm mục đích xin tiếp tục vận hành thử nghiệm nhà máy.
Tại Văn bản số 136 gửi Báo Thanh tra, ông Hoàng Văn Tuyến, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Cường Thịnh đề nghị giải thích rõ tiêu đề “Vì 80 tỷ đồng hay sức khỏe của hàng nghìn người dân?”. Theo quy hoạch của huyện Thủy Nguyên năm 2006 - 2010, nhà máy nằm trong bán kính cách dân cư xã Liên Khê khoảng 1.000m, cách một số nhà dân xã Kỳ Sơn khoảng 600 - 800m, trong bán kính từ nhà máy xây dựng không thể có hàng nghìn hộ dân như Báo đã nêu. Còn sau khi nhà máy xây dựng, có hơn chục hộ chiếm dụng, xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp xung quanh nhà máy thì không thể nói là nhà máy làm gần sát nhà dân được.
Về nội dung này, trong buổi làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Trần Lanh, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên đã khẳng định: “Không thể để việc làm sai của DN mà ảnh hưởng đến cộng đồng hàng nghìn hộ dân ở đây được”. Còn nếu có việc một số hộ dân lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp theo như phản ánh của DN thì trách nhiệm trực tiếp là UBND xã đã buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng trên. Thế nhưng, dù chỉ có 1 người dân sinh sống trong phạm vi ảnh hưởng thì cũng không được. Rõ ràng, trách nhiệm thuộc về DN đã xây dựng trái phép so với phê duyệt ban đầu. Chưa kể, chúng tôi chỉ đặt vấn đề “hàng nghìn người dân” chứ không nêu “hàng nghìn hộ dân”. Ở đây cần nói rõ: Hàng nghìn dân không đồng nghĩa với hàng nghìn hộ!
Văn bản 136 dẫn tiếp: Họ (người dân sống xung quanh nhà máy - PV) chính là những người đấu tranh, cản trở nhà máy từ khi nhà máy vừa xây dựng hoàn thiện giai đoạn 1 (tức là lắp đặt xong dây chuyền sản xuất đất đèn - PV). Theo như ông Nguyễn Trần Lanh, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên nói: “Việc đấu tranh ở đây không hẳn về vấn đề môi trường”. Thế thì họ đấu tranh về nguồn cớ gì, phải điều tra tỉ mỉ?
Chúng tôi không ghi nhận được câu nói trên của ông Lanh. Cần lời giải đáp, làm rõ thì Liên hiệp HTX Cường Thịnh nên liên hệ trực tiếp với ông Lanh chứ không phải chúng tôi. Theo phản ánh của hàng trăm người dân bao vây nhà máy, nguyên nhân xuất phát của việc đấu tranh bởi bức xúc trước việc nhà máy nhiều lần xả khói gây choáng, ngất cho họ.
Văn bản số 136 còn có nội dung: “Bài “Con voi chui lọt lỗ kim”, bài “Xé rào để hoàn thiện… sai phạm của DN?”. Cái gì mà gọi là con voi chui lọt lỗ kim, không phải tít bài của tác phẩm điều tra vì nội dung thiếu khách quan, không xác thực… vì mục đích cá nhân”. Liên hiệp HTX Cường Thịnh thật “khéo léo” khi lý giải rằng: “DN chỉ dựa vào sự hướng dẫn của Nhà nước, chính quyền để làm những gì mà pháp luật không cấm, còn thủ tục hành chính là của các cơ quan. Chúng tôi chưa từng phải chui lỗ này, lỗ kia để làm cái việc vi phạm pháp luật”.
Vậy xin hỏi: “Bứng” nguyên về một dây chuyền sản xuất đất đèn, lắp đặt khi chưa được phép mà cơ quan quản lý địa phương không hề hay biết mà không phải “con voi chui lọt lỗ kim” hay sao? Chưa kể, sau khi người dân phát hiện ra sai phạm, phản ánh vài tháng ròng nhưng chỉ đến khi người dân bức xúc, bao vây nhà máy, huyện mới đình chỉ và cũng “không biết” đây là dây chuyền sản xuất đất đèn thì kể cũng lạ đời thật! Vậy DN báo cáo sai sự thật hay chính quyền “tảng lờ”, chậm trễ xử lý để DN sai phạm?
Cần nói thêm, nếu giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng, xử lý nghiêm ngay từ đầu thì hàng trăm người dân một nắng, hai sương đã không phải bỏ bê việc làm, vất vả “chầu chực” trước cổng nhà máy để phản đối.
Những lý giải trên chẳng khác nào đổ dồn hết “lỗi” cho UBND TP Hải Phòng và các sở, ngành khi “không biết, không nghe, không thấy” hoặc “nhiệt tình” giúp DN “hợp thức hóa” các sai phạm. Nếu đúng như vậy thì quả là DN “chưa từng phải chui lỗ này, lỗ kia để làm cái việc vi phạm pháp luật” mặc cho người dân nhiều lần khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng.
Vẫn theo Văn bản 136, ngày 25/8/2013, DN vừa tổ chức kiểm tra, sửa chữa hoàn chỉnh máy móc thiết bị, dùng củi đốt, sấy bảo vệ lò, chuẩn bị điều kiện thực hiện nội dung Công văn số 1453 của UBND TP về việc cho phép vận hành thử nghiệm nhà máy nhưng một số đối tượng đã vận động, lôi kéo, xúi giục một số người dân bao vây nhà máy… gây rối trật tự công cộng và an ninh địa phương.
Nội dung này tiếp tục thể hiện sự “lập lờ”. Việc dùng củi đốt, sấy lò là một phần trong kế hoạch sản xuất thử nhiệm. Theo phản ánh của người dân vào báo cáo của cơ quan chức năng, hoạt động thử nghiệm diễn ra từ ngày 22/8, tuy nhiên, chỉ đến khi, hàng trăm người dân bức xúc bao vây nhà máy thì cơ quan chức năng “vội vàng” đình chỉ hoạt động này. Đây cũng chỉ là giải pháp tình thế như bao lần trước.
Cần nói thêm rằng, trong tất cả các bài báo, chúng tôi không bàn luận đến việc đúng sai, cũng như không cổ súy cho việc tập trung đông người trước cổng nhà máy, bao vây trụ sở của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, làm việc với từng người dân, chúng tôi phần nào hiểu được nỗi niềm mong mỏi được hưởng sự công bằng, quyền lợi chính đáng của họ. (Mời bạn đọc đọc thêm bài “Vì 80 tỷ đồng hay sức khỏe của hàng nghìn người dân?” và bài “Đề nghị di dời nhà máy”).
Văn bản 136 còn cho biết, hiện cơ quan chức năng cho rằng, việc sấy lò bằng củi thải ra khí độc, làm nhiễm độc, khiến một số người dân ngất như phản ánh là không có cơ sở để khẳng định.
Đến nay, Báo Thanh tra chưa nhận được kết luận này để kiểm chứng tính chính xác. Tuy nhiên, theo phản ánh của chị Trần Thị Thoa, xã Lại Xuân, người đã ngất 2 lần khi nhà máy vận hành thử vào tháng 12/2010 và tháng 8/2013: “Chưa hề có bất kỳ cơ quan chức năng nào đến làm việc, hỏi han gì”. Bên cạnh đó, một cán bộ quản lý tại địa phương cho rằng, khó có cơ sở để kết luận nguyên nhân bởi vì đến nay DN không thể đầy đủ giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, giấy kiểm định chất lượng của dây chuyền sản xuất đất đèn.
Ở diễn biến liên quan, theo nguồn tin của phóng viên Báo Thanh tra, hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng đã “đẩy trách nhiệm” thẩm định dây chuyền sản xuất đất đèn này sang Hải quan, bởi đây là dây chuyền được sản xuất tại nước ngoài. Trước sự việc này, cơ quan chức năng của Hải Phòng cần sớm kiểm tra làm rõ.
Chốt lại các vấn đề trên, Liên hiệp HTX Cường Thịnh cam kết nếu được vận hành thử nghiệm các chỉ số ô nhiễm môi trường trong phạm vi cho phép thì cho phép hoàn thiện thủ tục cuối cùng để nhà máy đi vào hoạt động.
Nội dung này không thuộc thẩm quyền của Báo Thanh tra. Tuy nhiên, dù cơ quan chức năng TP có muốn ưu ái cho DN thì cũng không thể đồng ý cho phép hoạt động khi các quy định về an toàn chưa được bảo đảm. Rõ ràng, việc hoạt động của nhà máy sẽ không nhận được sự đồng thuận của người dân.
Vậy, tại sao Liên hiệp HTX Cường Thịnh có thể bất chấp pháp luật, “bỏ ngoài tai” chỉ đạo của cơ quan chức năng vi phạm hết lần này đến lần khác? Nguyên nhân nào khiến chính quyền TP Hải Phòng “chần chừ” giải quyết vụ việc? Liệu quyền lợi chính đáng của người dân có được bảo đảm? Đây là những câu hỏi được dư luận hết sức quan tâm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh đến độc giả vụ việc khi có diễn biến mới.
Chỉ đạo nằm trên giấy Trước những sai phạm của DN và bức xúc của người dân, ngày 26/8/2013, UBND TP Hải Phòng có Văn bản (hỏa tốc) số 274/TB-UBND truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP Đỗ Trung Thoại giao UBND huyện Thủy Nguyên chủ trì cùng các sở, ngành kiểm tra, rà soát, quy trình thủ tục việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với Dự án Nhà máy Sản xuất bột nhẹ, phụ phẩm đất đèn và gạch siêu nhẹ; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra những sai sót tồn tại (nếu có) trong lĩnh vực trên… Thời điểm báo cáo UBND TP trước ngày 10/9/2013. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn rất lâu nhưng chỉ đạo này vẫn chưa được thực hiện! |
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.
Hương Trà
09:54 05/12/2024(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.
Minh Tân
21:00 02/12/2024Lê Hữu Chính
14:13 27/11/2024Hải Viên
08:15 26/11/2024Thanh Hoa
11:21 11/11/2024Khánh Anh
15:00 04/11/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền