Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Bị hại” và “người làm chứng” trong vụ án “Cả làng kêu oan cho bị cáo”!

Thứ sáu, 07/12/2018 - 06:20

(Thanh tra)- Theo thông tin từ bài “Cả làng kêu oan cho bị cáo”trên một tờ báo Trung ương: Trong nhiệm kỳ 2009-2012, Ban Quản lý thôn Đông, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang có những sai phạm trong thu tiền của dân. Sau đó, Bản án sơ thẩm số 80/HSST ngày 27/9/2014 của TAND huyện Hiệp Hòa đã tuyên phạt Đặng Văn Tám (một trong hai bị cáo) 2 năm tù giam (án sơ thẩm lần một) và án sơ thẩm lần hai tuyên phạt 2 năm 8 ngày tù, tức là… đúng bằng số ngày bị tạm giam(?) về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, buộc ông Tám phải trả cho gia đình ông Thính (người bị hại) 11 triệu đồng.

Tuy nhiên, ông Đặng Văn Thính mà cơ quan xét xử gọi là… “bị hại” trong vụ án khẳng định trước tòa ông “không phải bị hại”, rằng ông “không bị mất tiền”, nhưng tòa không ghi nhận. 

Ông Đặng Văn Mẩu, trưởng thôn Đông, tham dự phiên tòa tại TAND huyện Hiệp Hòa với tư cách “người làm chứng”, cũng nói rõ gia đình ông Thính “không mất tiền”, tòa cũng không ghi nhận.

Ông Mẩu kể lại, tại phiên tòa sơ thẩm ông và dân làng đi tham dự đều không đồng tình với bản án của tòa và cho rằng gia đình ông Thính không mất tiền thì đòi gì?

Nhiều người dân tỉnh Bắc Giang đề nghị Tòa soạn cho biết: về mặt pháp lý, việc Tòa án huyện Hiệp Hòa“không ghi nhận” lời khai của người bị hại và lời khai của người làm chứng là chứng cứ có đúng quy định của pháp luật không? 

Ý KIẾN CỦA CHÚNG TÔI

1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) quy định mà Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. 

2. Căn cứ quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 64 Bộ luật TTHS 2003 (áp dụng tại thời điểm xảy ra vụ án), lời khai của người làm chứng, người bị hại được xác định là chứng cứ. Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 67 (lời khai của người làm chứng) và Khoản 2, Điều 68 (lời khai của người bị hại), Bộ luật cũng quy định rất chặt chẽ: Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng và người bị hại trình bày “nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó”. 

Như vậy, đối với vụ án này, chỉ trong trường hợp người làm chứng và người bị hại “không thể nói rõ” vì sao họ biết được tình tiết người bị hại không mất tiền (tức là  ông Tám không có hành vi “chiếm đoạt”), thì Tòa án mới có cơ sở để “không ghi nhận” (nói chính xác theo ngôn  ngữ của luật là “không được dùng”) lời khai của hai người này làm chứng cứ.

Nhưng, đối với người bị hại, theo bài báo, tại Tòa, ông Thính đã nói rõ vì sao ông biết được tình tiết mình không bị mất tiền:

“Tháng 5/2014, tôi được biết anh Tám bị cơ quan công an bắt về tội chiếm đoạt của gia đình tôi với số tiền là 11 triệu đồng. Tôi là người bị hại nhưng tôi được xem biên bản bàn giao giữa ban quản lý thôn cũ và ban quản lý thôn mới thì gia đình tôi không bị mất số tiền đó. Trong biên bản bàn giao khi đó có chữ ký của ông Đặng Văn Đoàn, trưởng thôn cũ, ông Đặng Văn Hiệp, trưởng thôn mới và ông Đặng Hoàng Lương bí thư chi bộ thôn”.

Với người làm chứng cũng thế, ông Mẩu đã nói rõ vì sao ông biết được tình tiết ông Thính không bị mất tiền:

“Việc cơ quan công an, VKSND huyện Hiệp Hòa kết tội anh Tám xâm tiêu 11 triệu đồng của gia đình ông Thính là không đúng vì khi đó, tôi làm phó thôn kiêm kế toán trực tiếp nhận bàn giao của ban quản lý thôn cũ. Trong biên bản ghi rất rõ các gia đình còn nợ tiền mua đất của thôn, gia đình ông Thính có mua 3 lô đất phải đóng là 61.690.000 đồng và sau 2 lần đóng tiền, gia đình ông Thính còn nợ 25 triệu đồng đúng với biên bản bàn giao”.

Như vậy, ở vụ án này, Tòa án huyện Hiệp Hòa “không ghi nhận” lời khai của người làm chứng và người bị hại là không phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 67 và Khoản 2, Điều 68 Bộ luật TTHS, bởi nội dung lời khai của họ đáp ứng quy định của Bộ luật TTHS là “đã nói rõ” vì sao họ biết được tình tiết ông Thính không bị mất tiền. 

3. Vụ án này không phức tạp, nhưng việc điều tra lại đã bị kéo dài một cách bất thường. Cụ thể, sau khi xét xử phúc thẩm hai lần,TAND tỉnh Bắc Giang đều tuyên hủy hai bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại,trong năm 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Hiệp Hòa tiến hành điều tra lại, 2 lần ra thông báo về việc tạm đình chỉ điều tra với lý do đưa ra là: đã hết thời hạn điều tra nhưng “chưa có kết quả trưng cầu giám định”, hoặc “chưa có yêu cầu định giá tài sản” (quy định tại Khoản 3, Điều 229 Bộ luật TTHS 2015). Đây là dấu hiệu chứng tỏ các cơ quan tiến hành tố tụng có thể đã không làm làm hết trách nhiệm trong hoạt động thu thập và đánh giá chứng cứ theo quy định tại các Điều 65 và 66 Bộ luật TTHS 2003, gây oan sai cho ông Tám qua hai lần xử sơ thẩm những năm trước.

4. Như đã nêu trên, sau án sơ thẩm, vụ án này đã được xét xử phúc thẩm hai lần. Cả hai lần Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Bắc Giang đều tuyên hủy toàn bộ bản án, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Đây là việc làm sáng suốt và cần thiết, đặc biệt vụ án hình sự này lại xảy ra tại tỉnh Bắc Giang đầy “tai tiếng” qua vụ oan sai Nguyễn Thanh Chấn khiến nhiều điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán địa phương huyện, tỉnh, thậm chí cả Trung ương phải khốn khổ vướng vòng lao lý.

Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

09:54 05/12/2024
UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.

Minh Tân

21:00 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm