Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/11/2014 - 07:17
(Thanh tra)- Năm 2004, tại địa bàn phường Gia Thụy xảy ra một vụ án đau lòng trong họ tộc khiến 1 người chết; 1 án chung thân, 1 án 10 năm… chỉ vì tranh chấp đất trong gia đình.
Bà Kiến với diện tích đất tranh chấp gần 20 năm chưa thể thực thi bản án. Ảnh: Đinh Lê
Bản án có hiệu lực từ năm 1996
Vụ án có khởi nguồn từ một bản án chia thừa kế của TAND TP Hà Nội năm 1996 bị nguyên đơn cho là trái luật, cộng thêm sự tắc trách của chính quyền địa phương lúc đó… Đáng nói, cho đến nay, bản án vẫn chưa thể thi thực thi, bị đơn là bà Nguyễn Thị Kiến trú tại tổ 12, phường Gia Thụy vẫn tiếp tục hành trình khiếu nại (KN) bản án đã kéo dài hàng chục năm…
Bà Kiến cho biết: Năm 1994, bà Nguyễn Thị Viễn (chị ruột bà Kiến), đã lấy chồng ở địa phương khác có làm đơn khởi kiện chia thừa kế diện tích 307m2 đất mà gia đình bà đang sử dụng vì cho rằng đây là đất bố, mẹ để lại.
Bà Kiến không đồng ý và khẳng định đây là đất do bà gây dựng nên; vào năm 1950, gia đình bà đi tản cư về khu vực hiện nay thì nhà cửa đã bị giặc đốt hết, chỉ còn bãi đất hoang. Khi tản cư về, do không có nhà nên mẹ bà là cụ Nguyễn Thị Hữu sang quê ngoại (ở xã Long Biên) ở tạm. Sau đó, gia đình bà Kiến được bà Nguyễn Thị Khiếu (chị em cùng cha khác mẹ) làm cho 3 gian nhà trên thửa đất đang tranh chấp hiện nay. Năm 1953, bà Viễn đi lấy chồng, một mình bà Kiến nuôi mẹ già mù và gồng thuê, gánh mướn để hình thành nên các tài sản trên đất…
Qua nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm đến giám đốc thẩm, các bản án đều chấp nhận đơn khởi kiện của bà Viễn vì cho rằng, thửa đất có diện tích 307m2 thuộc tài sản của cụ Hữu. Do đó, các cơ quan xét xử quyết định chia thửa đất làm 3 phần, bà Kiến 2 phần và bà Viễn 1 phần (100m2). Tuy bản án đã có hiệu lực gần 20 năm nay nhưng vẫn không được thực thi vì gia đình bà Kiến vẫn tiếp tục "kêu oan".
Xác minh nguồn gốc đất ở địa phương, phóng viên được ông Đặng Trần Phú, Phó Chủ tịch UBND phường Gia Thụy cung cấp hồ sơ. Qua hồ sơ này cho thấy: Thửa đất đang tranh chấp (diện tích 307m2, số thửa 449, tờ bản đồ số 4) chỉ có 2 loại giấy tờ gốc là bản đồ địa chính (đo vẽ năm 1991) và sổ mục kê (năm 1993) đều đứng tên chủ sử dụng là bà Nguyễn Thị Kiến. Không có bất cứ tài liệu nào thể hiện thửa đất số 449 là thuộc quyền sử dụng của cụ Hữu.
Ngày 3/2/1994, UBND huyện Gia Lâm đã cấp “sổ đỏ” cho bà Kiến. Nhìn lại các bản án của Tòa án cũng không nêu rõ căn cứ pháp lý để xác định đây là tài sản của cụ Hữu mà chủ yếu dựa vào lời khai nhân chứng.
Mấu chốt vụ án bị “bỏ quên”?
Một chứng cứ rất quan trọng của vụ án chia thừa kế, có thể sẽ là mấu chốt để ra bản án đúng pháp luật. Đó là bà Kiến được cấp “sổ đỏ” năm 1994, các phiên tòa xử chia thừa kế từ đó đến năm 1996 diễn ra trong khi bà Kiến lại không hề được biết gia đình bà đã được cấp “sổ đỏ” năm 1994…
Chỉ mãi đến năm 2001, bà Kiến mới được chính quyền xã Gia Thụy bàn giao “sổ đỏ” thì mới biết rằng ngày 3/2/1994, gia đình đã được Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cấp gấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mang tên bà Kiến với diện tích 307m2, trong đó, năm 2000, bị địa phương ghi thêm vào phần thay đổi là tách 100m2 chuyển quyền sử dụng cho bà Viễn (nguyên đơn).
Như vậy, trong suốt quá trình Tòa xét xử, lấy lời khai… (từ năm 1994 đến năm 2001), một “chứng cứ” vô cùng quan trọng là GCNQSDĐ của mình mà bà Kiến cũng không hề hay biết, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình tại các phiên tòa?
Không chỉ bà Kiến mà trong các bản án từ sơ thẩm, phúc thẩm đến giám đốc thẩm các cơ quan tố tụng cũng không hề nhắc đến tình tiết bà Kiến được UBND huyện Gia Lâm cấp “sổ đỏ” năm 1994?
Như vậy, cả đương sự và các cơ quan tiến hành xét xử đều không hề hay biết thửa đất đã có "sổ đỏ" nhưng vẫn đưa vụ án ra xét xử thì theo các quy định của pháp luật đất đai, liệu có “trái thẩm quyền”? Nếu chưa được cấp "sổ đỏ" thì thẩm quyền giải quyết phải thuộc UBND các cấp, còn nếu có “sổ đỏ” thì bà Kiến phải được nhận và trong các bản án của Tòa phải thể hiện?
Không chỉ dừng lại ở thẩm quyền mà trong quá trình thi hành bản án, UBND huyện Gia Lâm (nay là UBND quận Long Biên) lại làm một quy trình “tùy tiện”. Bởi đúng theo quy trình, khi bản án có hiệu lực thì UBND huyện Gia Lâm phải có quyết định thu hồi, hủy bỏ và cấp lại GCNQSDĐ.
Về mặt pháp lý, nếu là vụ án chia thừa kế của cụ Hữu, thì sao lại là chia thừa kế đất có “sổ đỏ” của bà Kiến (là em gái nguyên đơn), trong khi “sổ đỏ” mang tên bà Kiến vẫn đang còn nguyên giá trị?
Hiện bà Kiến vẫn đang gửi đơn khiếu nại đề nghị tái thẩm vụ án lên các cấp có thẩm quyền. Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp vụ việc.
Đinh Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.
Hương Trà
09:54 05/12/2024(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.
Minh Tân
21:00 02/12/2024Lê Hữu Chính
14:13 27/11/2024Hải Viên
08:15 26/11/2024Thanh Hoa
11:21 11/11/2024Khánh Anh
15:00 04/11/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân