Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng cơ quan thanh tra Nhà nước theo hướng tập trung

Thứ tư, 01/08/2018 - 18:53

(Thanh tra) - Ngày 1/8, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), tổ chức hội thảo đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng cơ quan thanh tra Nhà nước theo hướng tập trung” của ThS. Hoàng Hưng.

Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: TH

Tại hội thảo, Ban Chủ nhiệm mong muốn được các đại biểu cho ý kiến vào một số nội dung như: Vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác quản lý Nhà nước hiện nay đòi hỏi phải tổ chức các cơ quan này theo hướng tập trung;  đặc điểm tổ chức cơ quan thanh tra theo hướng tập trung; việc tổ chức các cơ quan thanh tra theo hướng tập trung phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào; những nội dung cơ bản trong việc xây dựng cơ quan thanh tra theo hướng tập trung; những yếu tố đảm bảo cho việc xây dựng cơ quan thanh tra theo hướng tập trung; những tồn tại, hạn chế về tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra hiện nay; một số kiến nghị, giải pháp.

Theo TS.Đinh Văn Minh, Viện trưởng CL&KHTT, tổ chức và hoạt động các cơ quan thanh tra hiện nay bị phân tán, thiếu tập trung. Để tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay, hoạt động thanh tra cần kiểm soát hoạt động hành pháp, bộ máy hành chính. Cụ thể, thanh tra ngành, lĩnh vực sẽ thuộc về Thanh tra Bộ, ngành, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra các cấp hành chính.

Đại diện Bộ Nội vụ thì cho rằng, đề tài cần làm bổ sung làm rõ một số vấn đề: Lý giải về sự cần thiết của việc xây dựng cơ quan thanh tra theo hướng tập trung; xác định vị trí và tính độc lập của các cơ quan thanh tra Nhà nước hiện ở mức độ nào; luận giải hoạt động thanh tra có gắn với chức năng quản lý hay chỉ là một công cụ quản lý…

Còn ông Trần Văn Trường, Phó Chánh Thanh tra, Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh: Phạm vi nghiên cứu của đề tài mới tập trung vào các cơ quan hành chính, trong khi dung lượng nghiên cứu về thanh tra các bộ, ngành là chưa nhiều. Phần lý luận đề tài cần nêu tổng quan vào hai vấn đề chính: chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và giám sát đánh giá hành chính. Về phần thực trạng, cần đánh giá những yếu tố, hệ quả đã dẫn đến việc tổ chức các cơ quan thanh tra Nhà nước hiện nay chưa tập trung; đánh giá về tính chuyên nghiệp của các cơ quan thanh tra Nhà nước hiện nay…

Đồng quan điểm, đại diện Thanh tra Bộ Nội vụ đặt ra vấn đề, nếu tổ chức lại cơ quan thanh tra thì những nhiệm vụ của thanh tra hiện nay như thế nào, có còn hay bỏ đi, đề tài cần phải làm rõ những vấn đề này. 

Ban Chủ nhiệm đề tài có thể tiến hành một khảo sát nhỏ để xác định những cơ quan tương đồng nào có thể giao những chức năng nhiệm vụ mà thanh tra không làm. 

Ngoài ra, đề tài cần đánh giá về tính đặc thù của ngành Thanh tra được tổ chức theo hướng tập trung. Bên cạnh đó cần phải đối chiếu với các cơ quan đã tổ chức theo ngành dọc hiện nay. "Chúng ta có cần phải đưa ra lộ trình triển khai thực hiện hay không? Những cơ quan nào triển khai thực hiện, quy định của pháp luật như thế nào".

Theo ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trước tiên đề tài cần phân biệt làm rõ các khái niệm về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, cơ quan được giao chức năng thanh tra; làm rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá về mối quan hệ giữa thanh tra hành chính và chuyên ngành. Về phần giải pháp, bên cạnh giải pháp xây dựng tổ chức các cơ quan thanh tra Nhà nước theo hướng tập trung thì đề tài cũng cần đưa ra giải pháp xây dựng công tác thanh tra chuyên ngành theo chiều sâu.

Ông Lê Hồng Tân, Tổng cục Hải quan đánh giá, với việc triển khai nghiên cứu này thì hướng nghiên cứu của đề tài là tổ chức tập trung chứ không phải theo hướng tập trung. Nếu xác định thanh tra là một công cụ thì nó phải gắn liền với chức năng quản lý.

Theo ThS. Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện CL&KHTT, đề tài cần xem lại một số vấn đề: những chức năng nào cần tập trung và chức năng nào không cần tập trung. Vấn đề này cần phải xác định cụ thể trong phần lý luận để trả lời được cho câu hỏi vì sao phải tập tổ chức các cơ quan thanh tra Nhà nước theo hướng tập trung. Trong lý luận cũng cần phải làm rõ nền tảng của bối cảnh tố chức Nhà nước hiện nay. Lich sử của ngành Thanh tra đã khá rõ ràng khi tập trung khi phân tán, tuy nhiên cần phải đánh giá từ thực tiễn hiện nay những hoạt động nào đã được tổ chức theo hương tập trung và chưa theo hướng tập trung. Hiện nay thanh tra Nhà nước chỉ tổ chức ở Thanh tra Chính phủ và thanh tra tỉnh, do đó cần phải làm rõ những vấn đề về phân quyền giữa Trung ương và địa phương.

Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm