Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/11/2017 - 08:40
(Thanh tra)- Thống kê của Thanh tra Chính phủ cho thấy TP Hồ Chí Minh là địa phương tồn tại nhiều vụ việc khiếu nại (khiếu nại), tố cáo (TC) đông người, phức tạp, kéo dài, vượt cấp. Đã xuất hiện nhiều dạng "cò" KN,TC (đối tượngcó kiến thức pháp luật, lợi dụng sự thiếu công khai, không minh bạch, ngại tiếp công dân của một số Chủ tịch UBND các quận, huyện, để nhận ủy quyền của người KN,TC liên quan đến lĩnh vực nhà đất).
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn và lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương tiếp công dân KN về thu hồi đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: Thảo Du
Khi thụ lý các trường hợp này, cơ quan chức năng sẽ đối diện với hàng loạt quan hệ pháp lý phải giải quyết theo quy định pháp luật tại thời điểm phát sinh KN,TC.
Kinh doanh khiếu kiện
Quy định pháp luật về KN,TC đã cho phép công dân được ủy quyền cho người đại diện được liên hệ, làm việc với cơ quan chức năng để tiến hành thủ tục KN,TC. Sau khi ký các hợp đồng ủy quyền qua công chứng, nhiều cá nhân đã ký riêng một hợp đồng hứa thưởng với người dân với tỷ lệ lợi nhuận nhận được rất thỏa đáng. Thậm chí, có trường hợp "cò" KN còn bỏ chi phía mua lại quyền KN nếu hồ sơ đẹp, hay nói khác hơn là KN có cơ sở theo quy định của pháp luật nhưng không được cơ quan chức năng địa phương giải quyết. Ngoài ra, nhiều con "cò" lớn còn đứng chen ngang giữa chủ đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản với công dân KN để điều chỉnh giá trị quyền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải thương lượng để trả cho người dân theo quyết định giải quyết KN của UBND các cấp, hay bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Đến nay chưa có cơ quan chức năng nào thống kê hoặc phân loại được có bao nhiêu vụ việc đã được giải quyết có bàn tay chi phối của "cò", hoặc các vụ việc đang giải quyết có sự tham gia của "cò". Nhưng chỉ biết là không có trường hợp nào bị xử lý vì quan hệ pháp lý giữa "cò" KN,TC với công dân được thể hiện trên các hợp đồng là tự nguyện, tuân thủ đúng pháp luật.
Tháng 7/2016, khi tham gia hội nghị giao ban về công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC quý II/2016, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBNDTP Hồ Chí Minh, đã nhận định: Bên cạnh những nguyên nhân khách quan và chủ quan thì tình trạng khiếu kiện kéo dài, dắt dây còn có một phần nguyên nhân do sự tham gia, chi phối của "cò" KN,TC. Những đối tượng này kích động, xúi giục người dân đi kiện, dân càng kiện thì họ càng có lợi, dân kiện thắng thì họ ăn tiền, đây có thể gọi là “nghề kinh doanh khiếu kiện”.
Lỗi hệ thống?
Phần lớn các vụ việc được các cơ quan chức năng, mà chủ công là Thanh tra TP Hồ Chí Minh phải tập trung thời gian và nhân lực xác minh làm rõ đều liên quan đến lĩnh vực nhà đất. Thời điểm phát sinh các quan hệ pháp lý về thu hồi, đền bù, giải tỏa, tái định cư nhà đất do UBND TP Hồ Chí Minh, UBND các quận, huyện thực hiện là sau ngày 15/10/1993 là ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực. Điều đáng lưu ý là quy định của Luật Đất đai 1993 đã quy định rõ về thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, thẩm quyền ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là của UBND các cấp chứ không phải của Chủ tịch UBND các cấp, nhưng qua kiểm tra đã cho thấy có nhiều quyết định được ký sai thẩm quyền. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về các dự án mà chủ đầu tư phải thỏa thuận với người dân về giá trị nhà đất nhưng Chủ tịch UBND một số quận, huyện lại ban hành quyết định thu hồi đất trái thẩm quyền.
Hậu quả là khi công dân khiếu nại thì tại cấp cơ sở đều vận dụng các quy định riêng liên quan đến các quyết định hành chính đã ban hành để không giải quyết, hoặc không chấp nhận các chứng cứ của công dân cung cấp. Sau khi công dân tiếp khiếu, tiếp tố, cùng với việc nhiều cơ quan dân cử có phiếu chuyển đơn thì nội dung vụ việc từ đơn giản sẽ trở thành phức tạp vì nhiều lãnh đạo UBND các quận, huyện lại tiếp tục bảo lưu quan điểm là đã giải quyết hết thẩm quyền để không tiếp công dân, không đối thoại. Ngay cả khi Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác minh, làm rõ thì kết luận và kiến nghị lại xung đột với các quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND quận, huyện nên kết quả giải quyết vẫn không bảo đảm tiến độ.
Nút thắt chưa được tháo
Hiện trạng này đã phổ biến và kéo dài hàng chục năm qua tại nhiều dự án như: Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (quận Tân Bình); Khu nhà ở, khách sạn và văn phòng làm việc tại số 1Bis - 1Kép, đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 1); Khu căn hộ và trung tâm thương mại tại phường Cô Giang (quận 1)... Hàng ngàn lượt công dân, hàng trăm lượt đoàn đông người đã liên tục KN về các dự án này và được thống kê qua số liệu của Thanh tra TP Hồ Chí Minh nhưng vẫn không có hướng tháo gỡ cơ bản cho các điểm nóng này. Về phía công dân sau nhiều năm ròng rã đi lên đi xuống để gửi đơn nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng thì đã chuyển sang phương án ủy quyền cho người khác có trình độ pháp luật hơn để tiếp khiếu, tiếp tố. Đây là cơ hội để "cò" KN,TC tham gia vào lĩnh vực này với hàng loạt chiêu thức buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc với các đơn kiến nghị, đơn KN với nhiều tình tiết mới, có cơ sở.
Có một sự thật là những người nhận ủy quyền này có trình độ hiểu biết pháp luật còn thâm sâu hơn nhiều cán bộ, công chức nên các căn cứ mà họ viện dẫn vô cùng chặt chẽ, để buộc cơ quan chức năng phải giải quyết đúng thẩm quyền, với tiến độ cụ thể theo đúng trình tự, thủ tục. Đơn cử như khi giải thích về thẩm quyền thu hồi nhà đất của các hộ dân tại các dự án đô thị mới, dự án kinh doanh bất động sản, nhiều văn bản của UBND các quận 2, quận Thủ Đức đều cho rằng Nghị định 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực đã cho phép UBND TP Hồ Chí Minh thu hồi đất khu vực quy hoạch xây dựng dự án mà không phân biệt mục đích của dự án, sau đó giao hoặc cho thuê đất cho chủ đầu tư.
Nhưng "cò" KN trong vai là đại diện ủy quyền của công dân lại chứng minh được rằng Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, cùng nhiều Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, đã quy định rõ về các dự án mà UBND các cấp không được ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định áp giá bồi thường vì không thuộc mục đích thu hồi đất cho an ninh quốc phòng, cho lợi ích công cộng. Điều đáng nói là cơ quan chức năng đã không giải thích được một cách tâm phục, khẩu phục đối với nội dung này tại các buổi đối thoại. Ngoài ra, UBND TP Hồ Chí Minh cũng không kiến nghị để sửa đổi Nghị định 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ, dù sự thật quy định về thu hồi đất không phân biệt mục đích của dự án là vi hiến, là trái Luật Đất đai, có xung đột với hàng loạt Nghị định chuyên ngành khác nên hàng loạt vụ việc dù đã cưỡng chế thu hồi nhà đất từ 15 năm trước đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Việc thu hồi đất không phân biệt mục đích của dự án đã gây ra sự lúng túng cho cơ quan chức năng, là cơ hội để "cò" KN, "cò" TC lợi dụng. Ảnh: Thảo Du
Trong nhiều trường hợp, các đại diện ủy quyền còn "cao tay ấn" hơn khi sử dụng phương thức khởi kiện hành chính để tiếp cận toàn bộ hồ sơ của cơ quan chức năng phải cung cấp theo yêu cầu của TAND các cấp. Sau khi có hồ sơ sẽ nghiên cứu để chọn cách tiếp tục khởi kiện hoặc tiếp khiếu, tiếp tố hành chính với hàng loạt tình tiết mới làm thay đổi quan điểm giải quyết. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì khó có thể bác khiếu nại hoặc từ chối không giải quyết các vụ việc về nhà đất.
Để hạn chế hiện tượng "cò" KN, "cò" TC, theo Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp, điều quan trọng nhất là Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND 24 quận, huyện của TP cần chủ động tiếp công dân định kỳ, tiếp công dân đột xuất với tinh thần công khai, dân chủ, sòng phẳng khi áp dụng pháp luật liên quan đến chính sách nhà đất. Tại các buổi tiếp công dân gắn với giải quyết KN,TC thì cơ quan chức năng phải mời các cơ quan dân cử, các luật sư tham gia để bảo đảm tính khách quan, công tâm. Khi phát hiện ra các quy định không phù hợp pháp luật, có xung đột trong thực tiễn thì phải mạnh dạn kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi nhằm tháo nút thắt về pháp lý cho cơ quan chức năng.
Điều quan trọng là ngay sau khi thống nhất được với công dân phương án giải quyết đúng lý, hợp tình thì phải chỉ đạo quyết liệt cơ quan chức năng thực hiện các nội dung liên quan, hạn chế tình trạng chỉ đạo trên giấy vì nếu kéo dài thì công dân sẽ không tin tưởng vào cơ quan Nhà nước và sẽ tạo ra cơ hội cho "cò" KN,TC lợi dụng để nhận ủy quyền của người dân.
Thảo Du
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh