Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 07/04/2022 - 12:59
(Thanh tra) - Ngày 7/4, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Hướng dẫn thực hiện những quy định mới trong Quy chế Quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ”. TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT chủ trì tọa đàm.
Thực hiện Quy chế Quản lý đề tài khoa học uy tín, vị thế trong quá trình thực hiện đề tài khoa học của ngành Thanh tra được nâng lên. Ảnh minh họa: Internet
Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, thực hiện Quy chế Quản lý đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành theo Quyết định số 2315/QĐ-TTCP ngày 8/9/2016 của Tổng TTCP, từ năm 2016 đến nay, công tác quản lý đề tài khoa học của TTCP đã đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra.
“Nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị đã được áp dụng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế liên quan đến tổ chức, hoạt động của ngành Thanh tra, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý Nhà nước và chỉ đạo, điều hành của TTCP. Kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học đã trở thành tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, cũng như là nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị cho đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra, nhất là giáo viên, học viên của Trường Cán bộ Thanh tra trong quá trình giảng dạy và học tập” - TS Nguyễn Tuấn Khanh nhấn mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Quy chế cũng nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, một số quy định chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động khoa học công nghệ của ngành Thanh tra, chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Quy định việc lựa chọn cá nhân chủ trì thực hiện đề tài theo hình thức tuyển chọn được áp dụng đối với tất cả các đề tài khoa học chưa hoàn toàn phù hợp với thực tế của TTCP.
Bà Lê Thị Thúy, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Viện CL&KHTT cho biết, trên thực tế, một số đề tài có nội dung nghiên cứu đặc thù có thể xem xét giao trực tiếp cho cá nhân có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu thuộc đơn vị chức năng của TTCP. Ví dụ, đề tài nghiên cứu về công tác tiếp công dân có thể giao trực tiếp cho lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của Ban Tiếp công dân chủ trì thực hiện, đề tài nghiên cứu về hoạt động họp tác quốc tế của TTCP có thể giao trực tiếp cho lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng của Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì thực hiện...
Trình tự, thủ tục giao trực tiếp cá nhân chủ trì thực hiện đề tài ngắn gọn hơn so với hình thức tuyển chọn hiện nay. Có thế xác định rõ đầu ra của đề tài và áp dụng trực tiếp kết quả nghiên cứu. Việc quyết định hình thức giao trực tiếp hay tuyển chọn cá nhân thực hiện đề tài do Hội đồng Khoa học TTCP quyết định tại phiên họp tư vấn xác định đề tài.
Bên cạnh đó, Quy chế hiện hành chưa có quy định về các căn cứ đề xuất đề tài nghiên cứu hàng năm dẫn đến việc đề xuất nghiên cứu hàng năm của cơ quan, tổ chức cá nhân nói chung, của cá nhân, đơn vị thuộc TTCP nói riêng còn phân tán, thiếu đồng bộ và chưa bám sát định hướng nghiên cứu của TTCP. Một số đề xuất nghiên cứu mới chỉ giới hạn trong phạm vi khả năng giải quyết vấn đề của người đề xuất mà chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, vì vậy khả năng ứng dụng còn hạn chế. Không ít đề xuất đề tài không tuân thủ mẫu đề xuất, nội dung đề xuất không đầy đủ và chưa phù hợp với định hướng nghiên cứu hàng năm của TTCP.
Ngoài ra, quy định nhằm bảo đảm tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu, trách nhiệm của Viện CL&KHTT và các cục, vụ, đơn vị của TTCP còn chưa rõ ràng, đầy đủ, chưa phát huy được trách nhiệm của các Ban chủ nhiệm đề tài và lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của TTCP trong việc nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động nghiệp vụ, tham mưu cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo TTCP…
Từ cơ sở đó, TTCP ban hành Quy chế Quản lý đề tài khoa học thay thế Quy chế Quản lý đề tài ban hành theo Quyết định 2315/QĐ-TTCP ngày 8/9/2016.
Quy chế gồm 6 chương, 31 điều.
Tại tọa đàm, đa số các đại biểu đều đánh giá cao việc ban hành Quy chế Quản lý đề tài khoa học của TTCP. Qua Quy chế thì uy tín, vị thế trong quá trình thực hiện đề tài khoa học của TTCP nói riêng và ngành Thanh tra nói chung được nâng lên. Quy chế mới cũng đã có nhiều điểm khắc phục những hạn chế, băn khoăn của người làm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là cán bộ, công chức Viện CL&KHTT từ việc đấu thầu cho đến yêu cầu bắt buộc phải có bài báo đăng trên tạp chí…
Tuy nhiên, theo các đại biểu, trong quá trình thực hiện đề tài, có nhiều trường hợp xảy ra như thay đổi chủ nhiệm đề tài, thay đổi thành viên đề tài. Vì vậy Quy chế cần quy định cụ thể hơn những lý do khách quan cho sự thay đổi đó. Với đề tài cấp bộ thì lãnh đạo TTCP phê duyệt, còn đối với đề tài khoa học cấp cơ sở thì do lãnh đạo Viện CL&KHTT quyết định; vì vậy cần bổ sung vào Quy chế bằng cách có xác nhận của chủ nhiệm đề tài. Đối với việc thay đổi chủ nhiệm đề tài, Quy chế cũng cần quy định cụ thể hơn những lý do khách quan để thay đổi chủ nhiệm đề tài...
Kết luận buổi tọa đàm, TS Nguyễn Tuấn Khanh đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng thời yêu cầu Phòng Quản lý Khoa học, Viện CL&KHTT tiếp thu các ý kiến, phối hợp với các chủ nhiệm khoa học sẵn sàng tham gia quá trình nghiên cứu trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình