Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tọa đàm về khảo sát xây dựng báo cáo liên quan đến tham nhũng

Thứ năm, 19/11/2015 - 21:44

(Thanh tra) - Ngày 19/11, Cục Chống tham nhũng (Cục IV), Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tổ chức buổi Tọa đàm về Khảo sát xây dựng báo cáo tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) theo Thông tư 04/TT-TTCP ngày 18/9/2014.

Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng và ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục IV chủ trì buổi Tọa đàm. Ảnh: ND

Phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm, ông Phạm Trọng Đạt nhấn mạnh: Tọa đàm kỹ thuật nhằm hướng dẫn về kế hoạch và việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng báo cáo nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN. Đồng thời, tăng cường năng lực của đội ngũ công chức cơ quan TTCP, nhất là Cục IV về phương pháp triển khai khảo sát nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Việc khảo sát, xây dựng báo cáo phải bám sát các quy định của Thông tư 04. Kết quả khảo sát phải được phân tích chính xác, khách quan và kịp thời. Quá trình triển khai hoạt động khảo sát phải đảm bảo phù hợp với Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, hỗ trợ tích cực cho việc hướng dẫn, đôn đốc công tác tổng kết; phù hợp và hỗ trợ cho các hoạt động chuẩn bị xây dựng dự án Luật PCTN (sửa đổi).

Quang cảnh buổi Tọa đàm. Ảnh:ND

Để thực hiện kế hoạch khảo sát, TTCP cũng đã có Quyết định thành lập Tổ khảo sát do ông Phạm Trọng Đạt làm Tổ trưởng và tiến hành khảo sát tại một số cơ quan, ban, ngành, địa phương bằng phương thức gửi phiếu câu hỏi. Thời gian thực hiện khảo sát là từ 23/11 cho đến hết ngày 1/12/2015.

Trên cơ sở kết quả đó, Tổ khảo sát có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả khảo sát, đưa ra các điểm thành phần theo Thông tư số 04 và Báo cáo nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác PCTN báo cáo Tổng TTCP.

Đại biểu Tài Hoàng Nam, Thanh tra Cần Thơ phát biểu. Ảnh:ND

Từ kết quả khảo sát, sẽ có đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm sau quá trình tổ chức thực hiện khảo sát, điều chỉnh, hoàn thiện các công cụ khảo sát để có thể sử dụng trong các năm kế tiếp cho các công tác nhận định, đánh giá của TTCP và các bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, bà Phạm Thị Ánh Nguyệt, Phó Chánh Thanh tra TP Hải Phòng cho biết: "Lúc đầu khi nghiên cứu việc thực hiện Thông tư 04 cảm thấy rất khó khăn và hoang mang vì chưa hiểu được rõ ràng. Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu cũng như đọc những tài liệu hướng dẫn hôm nay thì thấy tự tin hơn rất nhiều vì được cung cấp mẫu biểu, phương pháp rất khoa học, chi tiết. Đơn vị sẽ tiến hành thực hiện khảo sát theo hướng dẫn kỹ thuật của Cục IV để tiến hành đánh giá tình hình tham nhũng và công tác PCTN tại địa phương, qua đó giúp lãnh đạo TP nhận định và nắm bắt được công tác này. Trên cơ sở đó, sẽ có các hướng xử lý trong lãnh đạo, điều hành".

Theo ông Sùng Văn Trường, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Điện Biên nhận định: Nhiều khả năng kết quả đánh giá sẽ được các đối tượng nói tốt hết vì chống quan liêu sẽ liên quan đến cơ chế, chính sách nên khó có thể thực hiện được. Ông lấy ví dụ, nhiều Chánh Thanh tra, Phó Giám đốc các sở, ngành có thực hiện việc kiểm kê tài sản nhưng khai báo không chính xác thì rất khó xử vì đụng chạm….

Đồng tình với quan điểm của các đại biểu, ông Tài Hoàng Nam, Thanh tra Cần Thơ cho biết: Nhìn chung các chương, điều trong Thông tư 04 là rõ ràng dễ hiểu. Tuy nhiên, tại Chương 3 còn một số điểm rất mơ hồ và khó hiểu như nhận định dấu hiệu tình hình tham nhũng, cơ sở định tính rất chung chung…

Ghi nhận những ý kiến đóng góp xây dựng tại buổi Tọa đàm, ông Phạm Trọng Đạt cho biết, đơn vị sẽ tiếp thu, lĩnh hội và có những chỉnh sửa để việc thực hiện Kế hoạch khảo đạt được hiệu quả cao nhất.

Nam Dũng 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm