Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ ba, 24/01/2023 - 06:35
(Thanh tra)- Năm 2020 và 2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nên việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp phải tạm dừng. Mặt khác, các cuộc thanh tra theo kế hoạch thường không đạt được hiệu quả như mong muốn do các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp biết trước thông tin để đối phó, tẩu tán các sản phẩm vi phạm.
Đoàn thanh tra liên ngành tiến hành lấy mẫu đối với sản phẩm phân bón lưu hành tại tỉnh Hậu Giang để kiểm tra chất lượng. Ảnh: Lê Mừng
Trước thực trạng này, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã có Văn bản số 650/TTr ngày 21/12/2021 đề nghị sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp truy xuất nguồn gốc hàng hóa và xử lý hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp, thường xuyên cung cấp thông tin qua các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành với lực lượng quản lý thị trường tại địa phương để phối hợp truy xuất nguồn gốc vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng.
Theo số liệu tổng hợp của Thanh tra Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 11/2022, có 36 tỉnh, thành phố đã phối hợp cung cấp thông tin và tổ chức thực hiện 77 cuộc thanh tra, kiểm tra với 228 đối tượng, qua đó đã ban hành 148 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 tổ chức, 154 cá nhân có vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách là 830 triệu đồng.
Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, các đối tượng gian thương thường chọn địa bàn là các vùng xa xôi, đi lại khó khăn, thông qua các đại lý mới được cấp phép, chưa kết nối được với những nhà cung cấp uy tín… để tiêu thụ hàng.
Lượng hàng hoá cũng được các đối tượng tính toán, chia nhỏ để tránh sự phát hiện và xử phạt của cơ quan chức năng. Vì vậy, cùng với kế hoạch thanh tra hàng năm được Giám đốc Sở phê duyệt, Thanh tra Sở thiết lập và công khai số đường dây nóng đến tận các thôn, ấp, để người dân biết và phản ánh những vấn đề về mua bán, sử dụng và chất lượng vật tư nông nghiệp đang lưu hành trên địa bàn… Khi nhận được tin báo, Thanh tra Sở sẽ cử lực lượng xuống xác minh cụ thể, truy xuất nguồn gốc của các mặt hàng đó rồi tiến hành thanh tra.
Năm 2022, Thanh tra Sở đã thanh tra, kiểm tra được 157 cơ sở, phát hiện và xử lý 69 trường hợp vi phạm.
Các hành vi vi phạm được nhận diện chủ yếu là: Buôn bán thuốc thú y quá hạn sử dụng; buôn bán thuốc thú y có chứng chỉ hành nghề thú y hết hạn; buôn bán thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ; buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi kém và giả về chất lượng; buôn bán phân bón có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và giả chất lượng; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có nhãn trình bày không đúng quy định; quảng cáo không đúng công dụng của vật tư nông nghiệp…
Theo đánh giá của lãnh đạo Thanh tra Bộ NN&PTNT, công tác quản lý, kiểm soát về sản xuất, kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, lực lượng thanh tra chuyên ngành rất mỏng, cộng thêm công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp, nhất là cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ tuân thủ các quy định chưa thật sự hiệu quả; một số địa phương, việc xử lý các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa nghiêm.
Thời gian qua, việc phối hợp, tiếp nhận, xử lý các tin báo để truy xuất nguồn gốc hàng hóa vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng giữa các cơ quan, đơn vị Thanh tra ngành NN&PTNT giúp cho các địa phương tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất, bước đầu đã có nhiều chuyển biến, góp phần kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Đến hết tháng 11, mới có 36/63 sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện công tác phối hợp truy xuất nguồn gốc hàng hóa và xử lý vi phạm theo Văn bản số 650/TTr, trong đó nổi bật nhất là Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang.
Để đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực quốc gia, địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm thì phải loại bỏ ngay các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, không an toàn ra khỏi thị trường.
Giải pháp trước mắt là trong thời gian tới, Thanh tra Bộ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác phối hợp truy xuất nguồn gốc hàng hóa vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng với các địa phương; qua hoạt động thanh tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền rà soát lại quy trình cấp phép cho hoạt động sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp, những đơn vị không đủ điều kiện theo quy định thì cần phải rút giấy phép; nâng mức xử phạt hoặc chuyển cơ quan điều tra khởi tố hình sự để có tính răn đe cả đối với các cơ sở buôn bán, kinh doanh, cũng như các nhà sản xuất.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình
Phương Anh