Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/11/2015 - 16:21
(Thanh tra) - Đó là khẳng định của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Nguyễn Tiến Sinh. Theo ông Sinh, nhiệm kỳ này, Thanh tra là một trong những ngành có nhiều chuyển biến rõ rệt từ công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) đến phòng, chống tham nhũng (PCTN)…
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh. Ảnh: HG
Đem lại lòng tin của người dân
+ Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ XIII đến nay, ông đánh giá như thế nào về kết quả của ngành thanh tra, cũng như việc thực hiện “lời hứa” của Tổng Thanh tra?
- Tôi thấy nhiệm kỳ này, Thanh tra là một trong những ngành có nhiều chuyển biến rõ rệt. Công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC tạo sức lan tỏa lớn, đem lại lòng tin của người dân vào các cấp chính quyền. Việc tham mưu, tổ chức, thực hiện pháp luật PCTN cũng vậy. Các cấp thanh tra, đặc biệt là Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã chỉ đạo quyết liệt, góp phần PCTN hiệu quả hơn, cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
+ Xin ông nói cụ thể những hiệu quả trong công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC?
- Tỷ lệ đơn thư, các vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài nhiều năm đã được xem xét, giải quyết, điều này thể hiện rất rõ. Các bộ ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng theo kế hoạch của Thanh tra Chinh phủ. Rõ ràng, từ quyết tâm của Thanh tra Chính phủ và người đứng đầu là Tổng Thanh tra đã lan tỏa xuống các địa phương trong việc tiếp dân, giải quyết KN,TC của người dân.
Không chỉ các cơ quan thanh tra mà cá nhân các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương như Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hay Bí thư TP Hồ Chí Minh cũng trực tiếp tiếp dân, xem xét đơn thư của người dân. Nhờ đó, nhiều vụ việc KN,TC đông người, phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm.
Phải nói thêm rằng, có những vụ thực sự rất khó giải quyết dứt điểm được do vấn đề lịch sử để lại, đặc biệt là KN,TC liên quan đến đất đai, sở hữu tài sản. Chúng ta đều biết, chính sách pháp luật về đất đai trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, có những quy định không thống nhất, chồng chéo. Cho nên, có những vụ mình kỳ vọng giải quyết dứt điểm là rất khó ví dụ như vụ gia đình ông Nguyễn Hưng Tiệp ở Hà Đông. Dù Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo giải quyết rồi nhưng gia đình vẫn dứt khoát chưa đồng tình.
Mong Tổng Thanh tra có quan điểm quyết liệt hơn trong PCTN
+Như ông nhận định, từ chỉ đạo quyết liệt của Tổng Thanh tra đã góp phần PCTN hiệu quả, điều này được thể hiện như thế nào?
- Trong báo cáo của Ủy ban Tư pháp đã nhận định điều này, tôi rất đồng tình. Đó là qua công tác thanh tra giải quyết KN,TC đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán tăng hơn nhiều so với năm 2014.
Số lượng vụ việc có dấu hiệu tham nhũng chuyển sang cơ quan điều tra xử lý tăng, đặc biệt đã tách bạch được các vụ việc, tài sản có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết KN,TC. Công tác thu hồi tài sản thông qua hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh của xã hội nên phải làm kiên trì.
+ Còn điều gì ông chưa hài lòng và sẽ chất vấn tư lệnh ngành Thanh tra?
- Như tôi đã nói, những mặt công tác của Thanh tra đã có chuyển biến tốt, đặc biệt là công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC, tôi khá hài lòng nên chưa có dự định chất vấn Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh.
Có điều tôi cũng khá quan tâm như một số ĐBQH đã phát biểu là tại sao sau rất nhiều năm rồi công tác PCTN của chúng ta mới ở giai đoạn “cầm cự”. Vấn đề này, không chỉ ĐBQH mà người dân cũng băn khoăn. Đâu là nguyên nhân? Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và ủy ban của Quốc hội cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng vẫn là phải đưa ra được giải pháp và phải thực hiện được những giải pháp đó để công cuộc PCTN đạt hiệu quả. Tôi mong Tổng Thanh tra có quan điểm để chỉ đạo quyết liệt hơn.
+ Theo ông, làm thế nào để có “phản công” được tham nhũng, cũng như để công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC đã tốt sẽ tốt hơn?
- Để “phản công” được tham nhũng rõ ràng còn có nhiều việc phải làm, chứ không chỉ một sớm một chiều được. Đầu tiên, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để công khai, minh bạch, để không “mù mờ”, “đục nước béo cò”, lợi dùng “kẽ hở” của pháp luật để trục lợi, tham nhũng. Tiếp đó, người thực thi trách nhiệm, được nhà nước giao nhiệm vụ PCTN cũng phải thấy được trách nhiệm của mình để làm tốt hơn.
Trong công tác KN,TC cũng phải tiếp tục rà soát lại các quy định của pháp luật để giảm những nguyên nhân làm phát sinh KN,TC. Quan trọng, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước nói chung, cán bộ, công chức nói riêng trong việc tiếp dân, giải quyết KN,TC. Đó là 2 việc quan trọng nhất mà tôi nghĩ phải làm. Cùng với đó, phải tuyên truyền chính sách pháp luật để người dân quyền, trách nhiệm của mình khi KN,TC, cũng như nghĩa vụ mình trong việc thực thi pháp luật.
+ Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh