Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/12/2019 - 22:19
(Thanh tra) – Sáng 24/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức nghiệm thu Đề tài khoa học cấp cơ sở “Thanh tra chuyên ngành và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) – Quy định pháp luật và thực tiễn thi hành” do TS. Tạ Thu Thủy, Phòng Nghiên cứu khoa học làm Chủ nhiệm.
Ban Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH
TS. Tạ Thu Thủy cho biết, hoạt động thanh tra chuyên ngành và kiểm tra gắn bó chặt chẽ với QLNN, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu QLNN, thể hiện tính kịp thời trong giám sát đối với hoạt động quản lý.
Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực là những hoạt động quan trọng. Tuy nhiên, việc cùng có cả hai hoạt động thanh tra chuyên ngành và kiểm tra trong một cơ quan QLNN đã gây ra những bất cập do giữa hai hoạt động này có sự giống và khác biệt nhất định.
Bên cạnh đó, hình thức thực hiện thanh tra chuyên ngành ở một số ngành, lĩnh vực mang bản chất kiểm tra nhiều hơn, dù đó là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
TS. Tạ Thu Thủy đưa ví dụ như tại Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi lần thanh tra việc tôm bơm hóa chất, kiểm tra an toàn thực phẩm... không thể thực hiện theo đúng quy trình của luật quy định là xây dựng kế hoạch thanh tra, duyệt, công bố quyết định thanh tra... vì nếu không đột xuất, bất ngờ khó có thể phát hiện vi phạm của đối tượng bị quản lý.
Ngoài ra, thủ tục trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành khá phức tạp, nhiều quy trình và còn có sự chồng chéo giữa các cơ quan QLNN.
“Đơn cử, một sản phẩm do 2 - 3 hoặc 4 bộ cùng quản lý nhưng không phải cùng một quy trình thủ tục giống nhau, bằng một tiêu chí chất lượng như nhau và thông thường là khác nhau. Hậu quả xảy ra là gây khó khăn về chi phí, tốn thời gian cho đối tượng bị quản lý, nhất là các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng chi phí phục vụ hoạt động kiểm tra, chưa nói đến hoạt động thanh tra chuyên ngành là rất lớn và vấn đề đặt ra là chi phí lớn nhưng tỷ lệ nghịch với hiệu quả”, TS. Tạ Thu Thủy chia sẻ thêm.
Tổng hợp các ý kiến nhận xét góp ý của đại biểu, kết luận buổi nghiệm thu, TS. Nguyễn Quốc Văn - Viện trưởng Viện CL&KHTT, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu - nhất trí cao với các luận giải của Ban Chủ nhiệm về tính cấp thiết của đề tài trên các phương diện lý thuyết (triết lý, nội hàm khái niệm…).
Đề tài đã giải quyết được 3 nhóm nhiệm vụ đặt ra là làm rõ những vấn đề chung về thanh tra chuyên ngành và kiểm tra của cơ quan QLNN (quan niệm, đặc điểm, vai trò, những yếu tố tác động đến hai phương thức kiểm soát này); đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động thanh tra chuyên ngành và kiểm tra của cơ quan QLNN với kết quả, hạn chế và bình luận về nguyên nhân; kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thanh tra chuyên ngành và kiểm tra của cơ quan QLNN.
“Có thể nói, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu chung ở mức độ căn bản theo yêu cầu của thuyết minh. Thông tin, tư liệu trong đề tài là khá toàn diện, chính xác, tin cậy”, TS. Nguyễn Quốc Văn khẳng định.
Bên cạnh đó, đề tài có khá nhiều phát hiện mới thể hiện trong tất cả các chương, nhất là quan niệm, đặc điểm của thanh tra chuyên ngành và kiểm tra, phân biệt giữa hai phương thức kiểm soát này; các đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra; các giải pháp của đề tài là đồng bộ và khả thi.
Đề tài có thể là cơ sở cho việc hoàn thiện chế định về thanh tra chuyên ngành trong Luật Thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; có thể làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, hỗ trợ, hướng dẫn các cán bộ thực hiện QLNN nói chung và thanh tra, kiểm tra nói riêng. Đề tài cũng gợi mở khả năng hoàn thiện thể chế về thanh tra chuyên ngành và kiểm tra của cơ quan QLNN.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền