Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ tổ chức gặp mặt Ngày Pháp luật Việt Nam

Thái Hải

Thứ tư, 09/11/2022 - 23:48

(Thanh tra) - Hôm nay (9/11), Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức gặp mặt truyền thống Ngày Pháp luật Việt Nam và Tọa đàm “Xây dựng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật”. Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm chủ trì buổi gặp mặt.

Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm đánh giá và ghi nhận những kết quả về công tác xây dựng pháp chế trong những năm qua của TTCP. Ảnh: TH

Ôn lại truyền thống Ngày Pháp luật (9/11), Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Văn Long nhấn mạnh: Cách đây 76 năm, ngày 9/11/1946 là ngày có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đất nước và dân tộc ta, đó là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta.

Từ bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước độc lập, có chủ quyền, đến nay qua các thời kỳ của cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều bản Hiến pháp để ghi nhận thành quả cách mạng của bao thế hệ, quy định những vấn đề hết sức quan trọng về thể chế chính trị, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, cùng như các quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta.

Chính vì ý nghĩa đó, ngày 9/11 hàng năm được lấy làm Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày cũa người dân

Những năm qua, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho lãnh đạo TTCP làm tốt công tác pháp chế. Hằng năm, vụ đã tham mưu xây dựng kế hoạch xây dựng thể chế của TTCP; huy động các công chức và sự phối hợp của các cục, vụ, đơn vị trong cơ quan và của các cơ quan có liên quan để tổ chức, triển khai việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; chủ động tham mưu xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình xây dựng để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành Thanh tra.

Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: TH

Năm nay, TTCP đã tham mưu giúp Chính phủ hoàn thiện Dự thảo Luật Thanh tra trình Quốc hội, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 14/11 tới đây; Vụ Pháp chế cũng đã tham mưu giúp lãnh đạo TTCP trình Chính phủ Nghị định số 55/2022/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và một số văn bản pháp luật khác; tham mưu giúp lãnh đạo TTCP triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN) giai đoạn 2019-2021”; biên soạn các tài liệu tuyên truyền pháp luật PCTN…

Ông Long nhấn mạnh, công tác pháp chế không chỉ bó hẹp trong phạm vi hoạt động của Vụ Pháp chế mà còn được triển khai thực hiện ở hầu hết các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP. Hằng năm, các cục, vụ, đơn vị đều tổ chức việc xây dựng thế chế, tuyên truyền, quán triệt các văn bản theo sự phân công của lãnh đạo TTCP. Trong công tác xây dựng pháp luật có các cục, vụ, đơn vị của TTCP. Trong công tác tuyên truyền phố biến pháp luật có Trường Cán bộ Thanh tra, Báo Thanh tra, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Tạp chí Thanh tra... cùng tham gia tích cực và phối hợp hiệu quả trong công tác này.

Ngoài ra, trong thời gian qua, cơ quan thanh tra các bộ, ngành, các cục, vụ, đơn vị cùng đã giúp đỡ, cộng tác, phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với Vụ Pháp chế trong việc xây dựng văn bản pháp luật cũng như các hoạt động khác của công tác pháp chế. Chính vì vậy mà công tác của Vụ Pháp chế nói riêng và công tác pháp chế của TTCP nói chung đạt được nhiều kết quả.

"Chúng tôi tin tưởng rằng, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo TTCP, với sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao, cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, công tác pháp chế ngày càng được đẩy mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của TTCP và toàn ngành Thanh tra", ông Long nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự đánh giá cao kết quả của công tác pháp chế trong những năm qua. Đồng thời khẳng định công tác xây dựng thể chế ngành Thanh tra ngày càng hoàn thiện, việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN được quan tâm triển khai, tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục và bài bản. Hoạt động thẩm định văn bản pháp luật cũng được thực hiện đều đặn, thường xuyên. Chất lượng các văn bản đạt chất lượng, hiệu quả, khả thi.

Thay mặt lãnh đạo TTCP, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm tặng hoa chúc mừng cán bộ làm công tác pháp chế. Ảnh: TH

Tại buổi gặp mặt, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm chúc mừng các cán bộ làm công tác pháp chế sức khỏe và thành đạt, chúc cho công tác pháp chế nói chung và công tác pháp chế TTCP nói riêng ngày càng pháp triển.

Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh: TTCP rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển công tác pháp luật, coi xây dựng pháp luật là tiền đề thắng lợi trên mọi mặt công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN. Do vậy trong thời gian vừa qua, công tác xây dựng thể chế của TTCP có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo TTCP ghi nhận những đóng góp của cán bộ, công chức của cán bộ pháp chế đã vất vả và hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2021 và năm 2022 .

“Có thể nói rằng, công tác xây dựng Luật của TTCP đang dần đi vào quỹ đạo tốt, chất lượng xây dựng pháp luật của TTCP ngày càng nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện trong thời gian dài qua, chúng ta đã tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung rất nhiều luật như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật PCTN, Luật Thanh tra sửa đổi.

Phó Tổng Thanh tra đề nghị, trong thời gian tới, sau khi Luật Thanh tra được thông qua và có hiệu lực, phải tập trung phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể để xây dựng nghị định thi hành; tăng cường đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, phổ biến pháp luật, làm sao để có hiệu quả, thiết thực; tham mưu cho lãnh đạo TTCP trả lời các câu hỏi của địa phương, bộ, ngành liên quan đến pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo khi được yêu cầu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm