Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Thanh tra Chính phủ làm việc với Đoàn chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Phương Anh

Thứ ba, 15/10/2024 - 20:14

(Thanh tra) - Chiều ngày 15/10, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ đã diễn ra buổi làm việc giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Đoàn chuyên gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) do ông Jens Arnold, Trưởng nhóm nghiên cứu, Ban Kinh tế OECD làm Trưởng đoàn.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phương Anh

Về phía Thanh tra Chính phủ có ông Lê Huy Thắm, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tổng hợp và một số đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.

Buổi làm việc diễn ra trong khuôn khổ hoạt động triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và OECD giai đoạn 2022-2026, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và OECD phối hợp xây dựng Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2025 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra các khuyến nghị chính sách hướng đến phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn tới.

Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2025 được xây dựng dựa trên nền tảng Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2023, cập nhật thêm các số liệu và bổ sung các nội dung phân tích chuyên sâu mới. Khung báo cáo tập trung vào 4 nhóm nội dung, bao gồm: Chính sách kinh tế vĩ mô; Cải thiện năng suất; Hướng tới tăng trưởng bao trùm; Ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu.

Ông Lê Huy Thắm, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thông tin về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua. Ảnh: PA

Tại buổi làm việc, ông Lê Huy Thắm, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thông tin cho Đoàn chuyên gia về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới và việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã có bước tiến mới, đạt kết quả quan trọng, có dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Đáng lưu ý, tham nhũng đang có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đoàn chuyên gia OCED đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Ảnh: PA

Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Để thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Quan tâm công tác phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước. Những kết quả công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

Về kế hoạch phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ cho biết, Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.  Bên cạnh đó, kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Cảm ơn thông tin chia sẻ của Thanh tra Chính phủ Việt Nam, tại buổi làm việc, Đoàn chuyên gia OECD đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời cho biết, trên cơ sở những đánh giá, ý kiến tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, Đoàn chuyên gia sẽ soạn thảo và xây dựng Báo cáo về kinh tế Việt Nam một cách chính xác, toàn diện và đa chiều.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm