Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 25/11/2021 - 17:46
(Thanh tra) - Ông Phạm Hồng Diện, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chia sẻ, trong thời gian vừa qua Bộ Tư pháp với vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đã tham gia tích cực trong xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản liên quan đến phòng, chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long (thứ 2 từ trái qua) trong 1 buổi tiếp công dân. Ảnh: Thanh tra Bộ Tư pháp
Xử lý các vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19
Theo ông Diện, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và công tác tư pháp nói riêng. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tư pháp đã nỗ lực triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch công tác, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đặc biệt, Bộ Tư pháp với vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, đã tham gia tích cực trong xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản liên quan đến phòng, chống Covid-19 như: Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”… Tham mưu các vấn đề pháp lý trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19; rà soát, nhận diện tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19.
Trong lĩnh vực tư pháp, Bộ cũng đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo điều hành liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Tư pháp; hướng dẫn, xử lý các vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước của Bộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 như lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp hộ tịch, quốc tịch, thi hành án dân sự…
Bộ Tư pháp cũng tham gia tích cực và đạt nhiều kết quả tích cực với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đến năm 2030"...
Quan tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Bên cạnh công tác xây dựng, tham mưu xây dựng các văn bản pháp luật thì Bộ cũng luôn quan tâm đến công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Trong thời gian dịch Covid 19, công tác tiếp dân hạn chế, nhưng các đơn thư KNTC cũng được Bộ tiếp nhận và xử lý bằng nhiều hình thức.
Các vụ việc mới phát sinh được giải quyết về cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật. Công tác tiếp công dân, tổ chức đối thoại để giải quyết các vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã được quan tâm. Các vụ việc KNTC tồn đọng, kéo dài đã được giải quyết, góp phần không nhỏ trong việc ổn định hình hình kinh tế, chính trị tại địa phương;
Bộ trưởng đều trực tiếp tiếp công dân hoặc tuỳ theo nội dung, phân công 1 đồng chí Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ tại địa điểm Tiếp công dân của Bộ Tư pháp. Sau buổi tiếp công dân, Bộ Tư pháp đã kiểm tra, rà soát các nội dung KN của công dân.
Ông Diên cho biết, quý III/2021, Bộ Tư pháp đã tiếp 20 lượt công dân đến KNTC, kiến nghị, phản ánh, trong đó có 19 lượt thuộc thẩm quyền (chiếm 95%). So với cùng kỳ năm trước, số lượt công dân đến Bộ Tư pháp KNTC giảm 78%. Về tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư KNTC, trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nhận được 1.366 đơn.
Chủ động nắm bắt tình hình dịch Covid - 19
Thời gian tới, ông Diện cho biết, đối với công tác xây dựng luật, Bộ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời, yêu cầu chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan y tế chủ động nắm bắt tình hình phòng, chống dịch của các đơn vị thuộc Bộ và hệ thống thi hành án dân sự; chủ động kịp thời có các giải pháp ứng phó khi có tình huống phát sinh.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật. Tiếp tục tham gia ý kiến pháp lý có chất lượng, với tinh thần trách nhiệm cao đối với việc xây dựng các văn bản để phòng, chống dịch Covid-19.
Tổ chức tốt việc triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2022. Tập trung chỉ đạo và tổ chức thi hành án; chú trọng giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài; chủ động, tích cực tổ chức thi hành các vụ án tham nhũng, kinh tế để thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước.
Đối với công tác tiếp công dân, thanh tra, giải quyết KNTC, Bộ Tư pháp tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC kéo dài trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Trong đó, Bộ sẽ chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các quy định pháp luật về giải quyết KNTC. Xử lý nhanh chóng, kịp thời tất cả các đơn thư KNTC kiến nghị, phản ánh được gửi đến Bộ Tư pháp. Giải quyết kịp thời, triệt để các đơn thư KNTC thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC kéo dài, nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết KNTC và trách nhiệm giải quyết KNTC trong toàn ngành nhất là công tác giải quyết KNTC trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết KNTC; tập trung tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục công dân chấp hành quyết định giải quyết đối với những vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình hình công dân khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.
Duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả hoạt động tiếp công dân; thường xuyên kiểm tra, rà soát chỉ đạo xử lý dứt điểm các kiến nghị, phản ánh của công dân; tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế tiếp công dân, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân, phối hợp trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC với các cấp, các ngành có liên quan.
Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Giải quyết kịp thời, triệt để các đơn thư KNTC thuộc thẩm quyền phát sinh thực tế.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết KNTC và trách nhiệm giải quyết KNTC trong toàn ngành. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành với các cơ quan hữu quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong việc tổ chức thi hành án. Tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác giải quyết KNTC để các các đơn thư KNTC được giải quyết ngay từ cơ sở.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng ngày 22/11, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Phương Hiếu
12:31 22/11/2024(Thanh tra) - Năm 2024, Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Nam tiến hành triển khai 1 cuộc thanh tra hành chính hành chính và 17 cuộc kiểm tra chuyên ngành, kiến nghị thu hồi qua công tác thanh tra, kiểm tra với số tiền 232.336.362 đồng.
LA
07:00 22/11/2024Phương Hiếu
16:23 21/11/2024Trung Hà
14:02 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh