Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/02/2020 - 15:01
(Thanh tra)- Là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Thanh tra Chính phủ (TTCP) triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 (Chương trình hành động) vừa được Phó Tổng TTCP Đặng Công Huẩn ký ban hành.
Thanh tra tỉnh Hải Dương đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, ngày 25/10/2019. Ảnh: LP
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra
Theo đó, nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình hành động về công tác thanh tra là tăng cường thanh tra công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng của các ngành, các cấp và thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là các ngành, lĩnh vực, địa phương có dấu hiệu vi phạm, dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo (KNTC).
Hoạt động thanh tra chuyên ngành tập trung vào những nội dung, vấn đề gây bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, thực thi pháp luật chuyên ngành như giáo dục, đào tạo; y tế; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà giai đoạn 2011 - 2017. Trong đó, chú trọng thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân (TCD), giải quyết KNTC.
Tăng cường phối hợp để hạn chế và xử lý kịp thời chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, thanh tra lại các kết luận thanh tra cấp dưới; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra; khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra; tăng cường công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; thực hiện có hiệu quả Nghị định của Chính phủ quy định về thực hiện kết luận thanh tra.
Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật; thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát về cho Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, viện kiểm sát để chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra.
Bên cạnh đó, xử lý nghiêm cán bộ, công chức có biểu hiện bao che, không xử lý các vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra, kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật, chấn chỉnh hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra.
Giải quyết kịp thời, dứt điểm trên 85% vụ việc KNTC mới phát sinh
Trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật TCD, Luật KN, Luật TC năm 2018, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về công tác TCD, giải quyết KNTC, nhất là Quy định số ll-QĐi/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là trong việc ban hành, tham mưu ban hành quyết định hành chính và thực thi công vụ ở những lĩnh vực dễ xảy ra KNTC đông người, phức tạp.
Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về TCD, giải quyết KNTC; thường xuyên rà soát để kiến nghị hoặc ban hành theo thẩm quyền, nhất là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TCD, Luật KN, Luật TC năm 2018.
Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc KNTC mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu tỷ lệ trên 90%.
Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương, tạo sự thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết, nhất là đối với những vụ việc phức tạp. Có giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện kết luận các cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về TCD, giải quyết KNTC.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của TTCP.
Trước mắt, tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp, kéo dài đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
Xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp
Đối với công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN, nhất là Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/1/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
Triển khai thi hành Luật PCTN năm 2018 bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả; tập trung, khẩn trương triển khai thi hành những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, PCTN khu vực ngoài Nhà nước, thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng...
Tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng; tiến hành thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về PCTN; đẩy nhanh tiến độ thanh tra, tích cực đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo.
Đẩy mạnh cải cách hành chính; hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong công tác PCTN ở địa phương, cơ sở; tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường theo dõi, đánh giá công tác PCTN trên phạm vi cả nước và từng bộ, ngành, địa phương; xây dựng bộ tiêu chí theo dõi, đánh giá toàn diện công tác PCTN đối với các bộ, ngành, địa phương; tiến hành tổng kết Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng; đề xuất Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về công tác PCTN cho giai đoạn tiếp theo.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nhân sự
Chương trình hành động cũng đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế như triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao trong Chương trình công tác năm 2020; Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của TTCP theo Kế hoạch xây dựng thể chế năm 2020.
Thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành, pháp luật, tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của TTCP và kiểm tra theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của TTCP do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh ban hành. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, PCTN trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của TTCP.
Đối với công tác cải cách hành chính; công tác tổ chức bộ máy hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; quản lý hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, triển khai thực hiện tốt những nội dung trong Kế hoạch cải cách hành chính năm 2020 của TTCP; tiếp tục thực hiện việc rà soát các quy định, thủ tục hành chính, kiểm soát việc quy định, thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của TTCP; thực hiện tốt khâu đánh giá tác động, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của TTCP (nếu có).
Đồng thời, tiếp tục kiện toàn tổ chức, sắp xếp nhân sự các cục, vụ, đơn vị trong cơ quan theo Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 9/4/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTCP; tiếp tục điều động, luân chuyển đối với cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy được sở trường, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong ngành Thanh tra…
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh