Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nữ Chánh Thanh tra có trái tim “nóng” và bản lĩnh “thép”

Thứ ba, 22/11/2016 - 07:46

(Thanh tra)- Là nữ vụ trưởng của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chánh Thanh tra Học viện - PGS.TS Nguyễn Thị Báo được nhiều người biết đến là người phụ nữ làm việc bằng trái tim “nóng” và bản lĩnh “thép”…

PGS.TS Nguyễn Thị Báo - Chánh Thanh tra Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Luôn đứng về lẽ phải

Bước vào nghề từ năm 2009, tính đến nay đã gắn bó 7 năm với tập thể Ban Thanh tra Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhiều người biết đến PGS.TS Nguyễn Thị Báo là người phụ nữ luôn nỗ lực để hoàn thành tốt vai trò “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

PGS chia sẻ, khi chân ướt chân ráo vào nghề, khó khăn lớn nhất là phải “tay không bắt giặc”. “Học viện là cơ quan vừa trực thuộc Bộ Chính trị vừa thuộc Chính phủ trong khi pháp luật lại chưa hề có quy định cụ thể về mô hình tổ chức và hoạt động của thanh tra trực thuộc Chính phủ, đặc biệt là thanh tra tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh” - PGS kể.

Với vốn liếng trong tay là tấm bằng TS luật, cùng bản tính quyết đoán, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, PGS nhanh chóng bắt nhịp với nghề, được lãnh đạo tin tưởng giao đảm nhiệm nhiều “ca” khó từ trưởng các đoàn thanh tra đến chủ trì các buổi hội thảo, tọa đàm, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo…

Bắt tay vào việc, PGS nhận thấy nhiều bất cập khi giải quyết công việc vì Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra đã không còn phù hợp với thực tiễn, PGS đã tham mưu cho lãnh đạo đơn vị biên soạn Quy chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) thay thế cho quy chế cũ (ban hành từ năm 2006) và đã được Giám đốc Học viện ký ban hành kèm theo Quyết định số 4627 ngày 21/12/2011. Quy chế là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhà nước nhưng đảm bảo phù hợp với tính đặc thù của Học viện.

Với những đóng góp của mình, PGS.TS Nguyễn Thị Báo đã được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “người tốt, việc tốt tiêu biểu” năm 2016; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích trong sự nghiệp Công đoàn năm 2015; Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen là phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong 5 năm liền, năm 2015; Đảng ủy Khối Các Cơ quan Trung ương tặng Bằng khen “đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền” năm 2015; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng “Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ” năm 2016…

Đặc biệt, PGS đã dẫn dắt đơn vị đạt nhiều thành tích, đáng quan tâm nhất là mặc dù Ban Thanh tra Học viện là thanh tra thủ trưởng, không thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước, nhưng 2 năm liên tiếp 2014, 2015, Ban Thanh tra Học viện đã được Tổng Thanh tra Chính phủ tặng Bằng khen vì có nhiều đóng góp cho sự nghiệp thanh tra…

Tháng 7/2012, PGS được bổ nhiệm làm Chánh Thanh tra. Khi ấy, chị là nữ vụ trưởng đầu tiên của Học viện: “Việc tôi được bổ nhiệm Chánh Thanh tra là dấu mốc quan trọng trong công tác bình đẳng giới của Học viện, bởi lúc đó là sau 63 năm xây dựng và phát triển Học viện, tôi là cán bộ nữ đầu tiên được đảm đương chức danh vụ trưởng” - PGS tâm sự.

Kể chuyện nghề, PGS cho biết: “Đây là chiếc ghế “nóng”. Cũng may là trong 7 năm qua, tôi luôn vượt qua áp lực bởi “độ nóng” của chiếc ghế này. Vì tôi xác định rõ phương pháp làm việc là: Luôn đứng về lẽ phải, làm việc bằng trí tuệ, suy nghĩ bằng cái đầu, ứng xử bằng cái tâm và trái tim của người phụ nữ”.

Với đặc thù công việc, thanh tra, tiếp nhận và giải quyết đơn thư của đối tượng là các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, những người có trình độ cao, PGS chia sẻ, ít nhất mình phải có cái đầu bằng người ta, phải hiểu công việc của Học viện; đó là chưa nói phải cao hơn, có như vậy mới thấu hiểu được nội dung, bối cảnh, câu chữ phải chặt chẽ, khúc chiết, nếu không rất dễ bị “bắt bẻ” từng từ. “Tiếp dân, giải quyết đơn thư ở đâu cũng khó khăn, nhưng đối với  các vụ việc đối tượng là trí thức, những người có trình độ TS, PGS mà phản ánh, kiến nghị, tố cáo thì khó hơn rất nhiều”.

Để giải quyết được những vụ việc đó, PGS  nói: “Người đứng đầu đơn vị thanh tra, chủ trì xử lý vụ việc phải am hiểu pháp luật, hiểu tâm lý 2 bên và đặc biệt là phải có bản lĩnh… “thép”. Với cách làm đó, trong suốt 7 năm qua, PGS đã “tham mưu Giám đốc Học viện giải quyết hàng trăm đơn nhưng chưa có tình trạng tôi bị tố ngược”.

Làm công tác thanh tra dù bận trăm công ngàn việc, nhưng PGS vẫn miệt mài nghiên cứu khoa học và đứng lớp. PGS đùa vui, sắp về hưu nhưng tôi vẫn “2 tay 2 súng”. Miệt mài nghiên cứu, công hiến, đến nay, PGS  đã có của để dành quý giá, đó là 60 bài báo đăng trên các tạp chí, 23 đầu sách (trong đó có 3 cuốn chủ biên), 23 đề tài khoa học; hướng dẫn gần 50 học viên viết luận văn thạc sĩ, 4 nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật học...

Nữ nhưng có “võ”

Có làm thanh tra mới hiểu, đây là nghề khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Có lẽ vì vậy, rất ít gặp phụ nữ làm Chánh Thanh tra các bộ, ngành. Với PGS.TS Nguyễn Thị Báo, nữ làm thanh tra phải có “võ”.

““Võ” của tôi chính là xử lý công việc bằng cái tâm, tức “tấm lòng nhân hậu”, kết hợp giữa sự “quyết đoán với sự mềm mỏng”. Nữ thanh tra nên phát huy lợi thế trời phú này, bên cạnh đó cần biết lắng nghe, chia sẻ, cảm thông, chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó là vũ khí lợi hại bởi những người đi khiếu kiện thường có thái độ rất “nóng”, gặp cán bộ nữ mềm mỏng họ sẽ “hạ hỏa hơn”” - PGS chia sẻ.

Công việc nhiều, có hôm trở về nhà khi đã 8 - 9 giờ tối, đặc thù công việc lại thường xuyên phải đi công tác xa, nhưng PGS luôn làm tròn 2 “vai” của mình. PGS chia sẻ, trong cuộc sống cũng cần có nghệ thuật thu vén gia đình. “Tôi thường xuyên tâm sự với chồng công việc để tìm ra tiếng nói chung. Những ngày nghỉ, tôi luôn tranh thủ vào bếp nấu những món ăn ngon theo sở thích của chồng và 2 cô con gái. Những hôm đi công tác xa nhà, tôi đều chuẩn bị chu đáo đồ ăn chất đầy tủ lạnh rồi mới… lên đường”.

Hạnh phúc nhất là xây dựng được đội ngũ kế cận “cứng tay”

Sinh năm 1963, tuy chỉ còn 2 năm nữa là nghỉ quản lý, nhưng PGS chia sẻ chị hoàn toàn yên tâm vì mình đã xây dựng được đội ngũ kế cận có tay nghề cứng. Chị cho biết, đây cũng là hạnh phúc lớn nhất của chị, vì đã có chút “vốn liếng” để lại cho Ban Thanh tra.

PGS cho biết, Ban Thanh tra hiện có 14 cán bộ, công chức, trong đó có 1 PGS.TS,  1 TS, 11 thạc sĩ (trong đó có 6 nghiên cứu sinh), 1 cử nhân. Trong quá trình công tác, nữ Chánh Thanh tra luôn “rèn” quân của mình không chỉ giỏi chuyên môn mà phải “vô vi” trước những cám dỗ, phải xác định “uống nước lọc” khi làm việc, thực hiện nghiêm chuẩn mực của người cán bộ thanh tra theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”; “làm thanh tra như cái gương cho người ta soi, gương mờ thì không soi được”.

Làm thanh tra ở đơn vị đặc thù rất vất vả, nhiều vụ việc suy nghĩ đến bạc cả đầu, nhưng chế độ đãi ngộ vẫn chưa thỏa đáng. “Đây là vấn đề tôi đau đáu nhất. Công việc nhạy cảm, phức tạp nhưng chế độ hiện nay của cán bộ trong Ban chỉ như những người làm bảo vệ, phục vụ hậu cần” - PGS tâm sự.

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm