Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/11/2017 - 19:46
(Thanh tra)- Đó là một trong những nội dung được chia sẻ trong “Công tác truyền thông của Thanh tra Chính phủ” tại buổi tọa đàm sinh hoạt khoa học do Viện Khoa học Thanh tra (KHTT) tổ chức vào ngày 2/11.
Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: TH
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cùng chia sẻ về những vấn đề truyền thông được quan tâm hiện nay, đó là: Quan niệm truyền thông Nhà nước; vai trò, ý nghĩa của truyền thông Nhà nước nói chung và công tác truyền thông của Thanh tra Chính phủ (TTCP) nói riêng; phương thức thực hiện của truyền thông Nhà nước; bối cảnh, yêu cầu mới đặt ra cho công tác truyền thông của cơ quan TTCP; nội dung về thực tế quy định và thực hiện công tác truyền thông của cơ quan TTCP thời gian qua; bài học kinh nghiệm từ công tác truyền thông của một số cơ quan Nhà nước hay một số giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới công tác truyền thông của cơ quan TTCP thời gian tới.
Xác định nội dung, phương pháp, cách thức làm truyền thông
Tại buổi tọa đàm, Nhà báo Hoàng Nghĩa Nhân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay công tác truyền thông rất quan trọng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tầm nhìn của lãnh đạo các đơn vị đối với công tác tuyên truyền, nếu coi trọng công tác này thì sẽ giảm những hiểu lầm, hỗ trợ trong công tác chính sách, cơ chế. Đặc biệt, đối với ngành Thanh tra, qua công tác truyền thông sẽ giảm thiểu được những hiểu lầm trong quá trình thanh tra xử lý, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo…
Nhà báo Hoàng Nhân Nghĩa lý giải: Chức năng nhiệm vụ của ngành Thanh tra là thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Như vậy, cần xác định nội dung truyền thông phù hợp với từng đối tượng, gắn với chuyên môn, nghiệp vụ, gắn với sinh hoạt nội bộ ở cơ quan. Làm sao để những người trong nội bộ nắm được, đối tượng thanh tra hiểu được hoạt động của ngành Thanh tra; đối với người dân thì giải đáp được nhu cầu tìm hiểu của họ. Theo đó, nội dung truyền thông của mỗi đối tượng mỗi khác hay xử lý sự cố truyền thông thì nội dung truyền thông cũng phải khác. Giải quyết truyền thông cần phù hợp với từng vụ việc.
Chủ động hợp tác với báo chí và truyền thông
Theo ông Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế, từ thực tế công tác truyền thông tại Bộ Y tế, cần phải đưa ra một hệ thống văn bản chỉ đạo rõ ràng để các cơ quan cấp dưới dựa vào đó để làm truyền thông. Bên cạnh đó, phải chỉ đạo về mặt điều hành, giám đốc các bệnh viện cần phải trực tiếp làm truyền thông. Sau đó, xây dựng bộ máy nhân sự Vụ Truyền thông, từ Trung ương đến địa phương, thậm chí cả các trung tâm y tế tuyến huyện cũng có người làm truyền thông.
Ông Cường cho biết thêm, Bộ Y tế đã xây dựng năng lực cho tuyến dưới bằng nhiều buổi tập huấn cho người phát ngôn, diễn thuyết trước công chúng như thế nào, kỹ năng viết thông tin, kỹ năng quan hệ với báo chí, kỹ năng tự truyền thông qua các phương tiện truyền thông (qua faceboook). Có thể nói, công nghệ truyền thông thay đổi hàng ngày. Hàng năm, Bộ Y tế cũng đã phải cập những thay đổi của truyền thông, chủ động truyền thông, chủ động hợp tác với báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, tạo điều kiện cho báo chí hành nghề và đặc biệt cần phải gỡ bỏ tâm lý sợ truyền thông.
Bộ Y tế cũng đã chủ động truyền thông trên mạng xã hội (facebook, youtube…), tiến hành tới tất cả các cơ sở y tế, từ Trung ương đến địa phương. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là người tiên phong làm điều đó nhằm cung cấp rất nhiều thông tin khác nhau để mọi người hiểu rõ ngành Y tế… Thậm chí, Bộ Y tế còn có những hoạt động tập huấn cho nhà báo để họ hiểu ngành Y tế đang làm những vấn đề gì, hoạt động ra sao.
Để ngành Y thực sự hoạt động tốt, Bộ Y tế đã xây dựng bộ tiêu chí để tất các bệnh viện trong toàn tuyến áp dụng, hay phát động phong trào bắt buộc là tất cả các nhân viên tại các bệnh viện áp dụng là thái độ của y bác sĩ phải tích cực, dịch vụ y tế tốt, môi trường bệnh viện cần xanh-sạch-đẹp…
Qua chia sẻ thực tế công tác truyền thông tại Bộ Y tế, ông Vũ Mạnh Cường mong rằng, ngành Thanh tra ngày càng chủ động cung cấp thông tin và minh bạch hóa…
Truyền thông phải nhanh và không né tránh
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Tổng Thư ký Tòa soạn Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ cho rằng, truyền thông hiện nay phải nhanh và đặc biệt không né tránh. Hiện, các cơ quan báo chí chính thống cũng đang chịu những áp lực nặng nề, cơ quan truyền thông tại cơ quan TTCP nếu không nhanh hơn mạng xã hội cũng sẽ bị chỉ trích. Chủ động ở đây cũng phải gắn liền với trách nhiệm, hợp tác giữa các cơ quan của Chính phủ và cơ quan báo chí, hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ với nhau. Trong thời buổi công nghệ như hiện nay, cần ứng dụng công nghệ vào truyền thông. Chính phủ cũng có facebook, cũng livetream ngay trên facebook…
Đại diện Tạp chí Thanh tra cũng chia sẻ, từ những kinh nghiệm làm việc thực tế nhận thấy, truyền thông theo khái niệm rộng ko đơn thuần là cung cấp thông tin, mà nhằm thỏa mãn yêu cầu hành động và suy nghĩ của mình. Các cơ quan Nhà nước mới chỉ coi truyền thông là phương tiện cung cấp thông tin mà chưa phát huy được các hiệu quả khác của công tác truyền thông. Có nhiều ý nghĩa của công tác truyền thông, ngoài việc tuyên truyền, công tác truyền thông còn giúp cơ quan nhà nước nhận ra được các thiếu sót, hạn chế hay công chúng thông qua truyền thông để tố giác, góp ý…
Để xây dựng chính sách truyền thông hiệu quả, mỗi cơ quan đơn vị dựa vào chức năng của mình, gắn liền với các đối tượng truyền thông, thông qua công tác truyền thông để tuyên truyền về hoạt động, kế hoạch của ngành; nêu gương điển hình tiên tiến trong công tác hay giải trình trước công chúng trong trường hợp có sai phạm hoặc định hướng dư luận về hoạt động của ngành.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình