Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/11/2014 - 16:21
(Thanh tra)- Đây là một trong nhiều ý kiến được các đại biểu kiến nghị trong Hội thảo góp ý đề cương chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, do Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 7/11/2014 tại TP. Hồ Chí Minh. Chủ trì hội thảo, có đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển ngành Thanh tra. Tham gia Hội thảo có các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ: Nguyễn Chiến Bình, Trần Đức Lượng, cùng lãnh đạo UBND các tỉnh, Ủy Ban Kiểm tra, Chánh thanh tra các tỉnh thành khu vực phía Nam.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh ghi nhận các ý kiến đóng góp cho việc xây dựng Ngành tại hội thảo. Ảnh Ngọc Giang
Phát biểu khai mạc, đồng chí Huỳnh Phong Tranh, nêu rõ: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cả về tổ chức và hoạt động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra. Để khắc phục những vấn đề này, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của ngành Thanh tra, củng cố niềm tin của nhân dân vào chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong xử lý sai phạm, phòng, chống tham nhũng, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, các cục, vụ của Thanh tra Chính phủ đã triển khai nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Nội dung của Chiến lược sẽ xác định các định hướng lớn, mục tiêu, giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực pháp lý, hiệu quả hoạt động của ngành thanh tra, xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, uy tín, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính
Trên cơ sở thuyết minh về đề cương, các đại biểu đã đi sâu phân tích về nhiều bất cập trong công tác của ngành Thanh tra trong điều kiện một số quy định pháp luật còn chồng chéo, thẩm quyền của cơ quan chức năng chưa minh bạch hóa nên hiệu quả trong quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ và thanh tra các địa phương còn hạn chế. Một số nhà nghiên cứu pháp luật đã đề xuất cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu tổ chức để hạn chế tình trạng thanh tra nhiều nhưng xử lý ít, hoặc chỉ thanh tra theo kế hoạch rồi việc xử lý lại thuộc về một cơ quan khác.
Nói sâu hơn về câu chuyện này, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Cửu Việt đề xuất cần nhất thế hóa ngành Thanh tra theo quy định tương tự như Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 hoặc cao hơn, Chánh thanh tra các tỉnh, thành cần được tham gia Quốc hội để có tiếng nói trong xây dựng chương trình pháp luật thay vì phải chạy theo một số quy định không khả thi như thời gian qua. Đề xuất về chủ trương chính trị để thuận lợi cho việc triển khai đề án trong thực tiễn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Tất Thành Cang và Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm cho rằng: sau khi lấy ý kiến tại các hội thảo, Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ cần xin ý kiến Bộ Chính trị để có chỉ thị, hoặc báo cáo Ban Chấp hành Trung ương có Nghị quyết. Điều cần lưu ý là, đề án cần tính đến cơ chế quản lý đối với thanh tra một số cơ quan tổ chức đặc thù như quân đội, công an nếu mô hình nhất thể hóa được chấp thuận. Một đề xuất khác cũng được các đại biểu đang công tác tại Ủy Ban kiểm tra bàn đến là đề án phải làm rõ nếu nhất thể hóa theo cơ cấu “1 nhà, 2 cửa” giữa ngành Thanh tra và Kiểm tra đảng thì chính sách bố trí cán bộ cần được cân nhắc để phát huy hiệu quả dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng.
Hội thảo góp ý đề cương chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, do Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 7/11/2014 tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh Ngọc Giang
Từ thực tiễn công tác, Chánh thanh tra các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, … cũng nêu ý kiến đề án cần xác định rõ chức danh chính trị của Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra các địa phương để phát huy hiệu quả vai trò thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, xử lý các hành vi sai phạm, thu hồi tài sản cho ngân sách.
Kết luận Hội thảo, đồng chí Huỳnh Phong Tranh đã ghi nhận 10 ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, có tinh thần xây dựng cao trong đóng góp cho đề cương với mục tiêu xây dựng ngành Thanh tra độc lập trong khuôn khổ hành lang pháp lý phù hợp để xử lý đúng pháp luật các vấn đề dư luận quan tâm. Theo đó, Thanh tra Chính phủ sẽ tổng hợp các ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo đề án về thẩm quyền, vị trí pháp lý, hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ gắn với cải cách tư pháp để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến. Đối với nội dung nhất thể hóa, hiện tại tỉnh Quảng Ninh đang thực hiện thí điểm, nên Thanh tra Chính phủ sẽ theo sát để đánh giá đúng hiệu quả và bổ sung vào đề án. Từ Hội thảo này, Ban Chỉ đạo cần tiếp tục làm rõ các nội dung liên quan đến đề án như: Cơ sở chính trị và nội dung cải cách tư pháp, hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế nhất thể hóa ngành dọc, vị trí, vai trò, địa vị pháp lý của ngành Thanh tra khi hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm là cơ quan gác cửa pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân, có tiếng nói trọng tâm trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Ngọc Giang
.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn