Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành GTVT: Kế hoạch thanh tra năm 2022 phù hợp với bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19

Trần Quý

Thứ năm, 18/11/2021 - 09:04

(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tại văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra ngành GTVT năm 2022.

Thanh tra ngành GTVT xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2022 phù hợp với bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19. Ảnh: TQ

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Thanh tra Bộ và thanh tra chuyên ngành các đơn vị thuộc Bộ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước của ngành, của địa phương và phù hợp với bối cảnh, tình hình dịch bệnh Covid-19.

Tập trung thanh tra trách nhiệm của các chủ thể và các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, gây bức xúc trong đời sống xã hội, thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra.

Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra, nhất là Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn giao thông xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19…

Nâng cao trách nhiệm của cơ quan đơn vị trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế.

Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực. Khẩn trương triển khai thi hành những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập. Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống thanh nhũng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.

Đối với công tác thanh tra hành chính, Bộ trưởng yêu cầu, thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; thanh tra công vụ.

Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông; thanh tra công tác quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu khác với các đơn vị sự nghiệp công lập; thanh tra công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, đối với doanh nghiệp; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đối với công tác thanh tra chuyên ngành, Bộ trưởng yêu cầu, về lĩnh vực đường bộ, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; dịch vụ đào tạo, sát hạch lái xe; dịch vụ kiểm định xe cơ giới đường bộ; công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

Lĩnh vực đường sắt, thanh tra công tác quản lý, khai thác, bảo trì công trình và đảm bảo an toàn giao thông đường sắt; việc chấp hành các quy định trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; công tác tổ chức chạy tàu; công tác phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa, dịch vụ công ích; công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên đường sắt.

Lĩnh vực hàng không, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành hàng không về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và công tác năng định, cấp phép đối với phi công, kiểm soát viên không lưu; cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; giờ cất hạ cánh (slot); dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không của các cảng hàng không; khai thác và bảo dưỡng tàu bay; bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; bảo trì trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Lĩnh vực hàng hải, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành hàng hải về vận tải và hoạt động cảng biển; hoạt động hoa tiêu hàng hải; hoạt động lai dắt hỗ trợ tàu biển; việc thực hiện cung ứng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; tìm kiếm, cứu nạn hàng hải; việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo trì công trình hàng hải.

Lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ trưởng Bộ GTVT định hướng thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình trên đường thủy nội địa; quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa; việc thực hiện các quy định pháp luật về vận tải và quản lý cảng, bến thủy nội địa; công tác đào tạo, thi, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Bộ trưởng yêu cầu Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với tổng cục, các cục quản lý chuyên ngành để tránh chồng chéo trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra.

Thanh tra các sở GTVT, Thanh tra Sở GTVT - Xây dựng Lào Cai căn cứ yêu cầu quản lý về GTVT tại địa phương và hướng dẫn tại Văn bản số 11675 để lập, trình giám đốc sở phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2022 theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP.

“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thủ trưởng các cơ quan thanh tra cần chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách linh hoạt, sáng tạo, quan tâm đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành thanh tra, vừa đúng pháp luật, vừa bảo đảm thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19” - Bộ trưởng GTVT chỉ đạo.

Việc xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2022 nhằm phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay, đặc biệt là thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động thanh tra, nhất là Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

(Bài tuyên truyền theo Nghị quyết 84 của Chính phủ)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.

Lâm Ánh

15:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm