Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ năm, 09/01/2025 - 10:44
(Thanh tra) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam sẽ triển khai tổng cộng 16 cuộc thanh tra trong năm 2025. Trong đó, có 5 cuộc thanh tra hành chính, bao gồm 2 cuộc thanh tra chính thức và 3 cuộc thanh tra dự phòng. Bên cạnh đó, sẽ có 11 cuộc thanh tra chuyên ngành, với 9 cuộc thanh tra chính thức và 2 cuộc thanh tra dự phòng.
NHNN Việt Nam sẽ thanh tra 16 cuộc trong năm 2025. Ảnh: Nguyễn Điểm
Phát hiện xử lý nghiêm vi phạm pháp luật, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong ngành Ngân hàng
Thống đốc NHNN giao Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng tổ chức triển khai, phân công thực kế hoạch trên theo quy định của Luật Thanh tra ngày 14/11/2022 và pháp luật khác có liên quan. Ngoài ra, giao giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố căn cứ kế hoạch thanh tra năm 2025 phê duyệt kế hoạch thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Theo NHNN Việt Nam, mục đích của thanh tra hành chính là kịp thời phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm của các đơn vị, cá nhân thuộc NHNN trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bên cạnh đó, phát hiện những sơ hở, bất hợp lý về vơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đôi, bổ sung, hoàn thiện, tạo khuôn khổ pháp luật đầy đủ, phù hợp, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và quá trình thực thi nhiệm vụ của NHNN. Từ đó, góp phần bảo đảm các đơn vị, cá nhân thuộc NHNN tuân thủ đúng quy định pháp luật và nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Đối với thanh tra chuyên ngành, phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng để kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước và ngành Ngân hàng.
Ngoài ra, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong ngành Ngân hàng và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, Thống đốc NHNN yêu cầu, đối với thanh tra hành chính phải thanh tra đúng trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng các yêu cầu quản lý Nhà nước của NHNN về công tác thanh tra, không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra.
Nội dung, phạm vi thanh tra không chồng chéo, trùng lặp với các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán khác của Nhà nước, NHNN.
Các nội dung thanh tra phải được kết luận cụ thể, trường hợp phát hiện vi phạm phải xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm và kiến nghị xử lý.
Tương tự, đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được các yêu cầu quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, cơ cấu lại, xử lý nợ xấu và hỗ trợ tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, đúng pháp luật.
Tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực, tham nhũng, sai phạm được dư luận xã hội và các cơ quan quản lý quan tâm. Đồng thời, chú trọng việc thực hiện có hiệu quả các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra…
Năm 2025, sẽ có 2 cuộc thanh tra hành chính chính thức tại NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và 3 cuộc thanh tra dự phòng đối với NHNN các chi nhánh Tuyên Quang, Khánh Hòa, Yên Bái.
Trong đó, tập trung thanh tra một số nội dung về: Thanh tra việc thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật, tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, xếp hạng đối với các đối tượng thanh tra thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật và phân công, ủy quyền của Thống đốc trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ngoại hối.
Thanh tra việc thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật; thanh tra việc thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm theo quy định của pháp luật và quy định của NHNN.
Thanh tra việc thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Thống đốc NHNN; thanh tra việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thanh tra việc quản lý tài chính công, quản lý tài sản công.
Thanh tra cấp tín dụng vào các khách hàng lớn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động huy động vốn…
Về thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch, sẽ thanh tra 9 cuộc chính thức tại các đơn vị gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam, Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng MCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt, Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng Á Châu, Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa.
Và 2 cuộc thanh tra chuyên ngành dự phòng gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Hong Leong Việt Nam.
Trong đó, tập trung thanh tra các nội dung về công tác quản trị, điều hành, quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; thanh tra hoạt động cấp tín dụng (bao gồm cả cấp tín dụng tập trung vào các khách hàng lớn tiềm ẩn rủi ro, nhóm khách hàng (tập trung tín dụng có liên quan đến lĩnh vực bất động sản; liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông lớn của tổ chức tín dụng…); phân loại mục đích sử dụng vốn vay); phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; công tác xử lý nợ xấu và thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu; thu hồi nợ xấu và nợ ngoại bảng sau khi xử lý rủi ro; việc xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng; việc xây dựng và thực hiện phương án cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; hoạt động ủy thác đầu tư và các tài sản có khác; hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi khách hàng, vay vốn từ các tổ chức và cá nhân khác);
Hoạt động cho thuê tài chính (đối với công ty tài chính); hoạt động mua, bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt; hoạt động mua, bán nợ xấu theo giá trị thị trường; việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm; việc Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được ủy quyền trong việc thực hiện các hoạt động được VAMC ủy quyền (đối với VAMC); và các nội dung khác (nếu có) do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Căn cứ kế hoạch thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm triển khai các cuộc thanh tra đối với đối tượng thanh tra của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tại kế hoạch thanh tra và phối hợp với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vào quý II/2025, tại Sở Giao thông Vận tải Hà Nội dự kiến sẽ thanh tra công tác quản lý, thực hiện dự án: Sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông đường Quốc lộ 18 bên trái tuyến (hướng Bắc Ninh đi Hà Nội) đoạn từ Km7+00 - Km11+00. Đơn vị thi công gói thầu này là Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Nhật Anh, nhà thầu quen mặt tại Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông.
(Thanh tra) - Trong năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được quan tâm, nội dung thanh tra bao quát nhiều lĩnh vực; việc xử lý qua thanh tra được đảm bảo đúng theo quy định pháp luật, đúng theo quan điểm chỉ đạo cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Toàn ngành Thanh tra tỉnh đã kiến nghị thu hồi gần 8,7 tỷ đồng, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 2,2 tỷ đồng.
Thu Huyền
Thái Hải
Nam Dũng
Hải Hà
Phương Anh
Đông Hà
Trần Quý
Thu Huyền
Bùi Bình
T.Thanh
Hải Hà
Trần Quý
Văn Thanh
Kim Thành
Nguyễn Xuân Trường
Văn Thanh