Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hà Anh
Thứ ba, 18/02/2025 - 10:13
(Thanh tra) - Thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới phương thức quản lý, đảm bảo giá trị sản phẩm, hàng hóa và môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Năm 2024, đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 1.889 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; phát hiện, xử lý 170 cơ sở vi phạm.
Kiểm tra dây chuyền sản xuất sản phẩm. Ảnh minh họa: Chi cục ATVSTP Nam Định
Xử lý 170 cơ sở vi phạm, phạt tiền gần 4,9 tỷ đồng
Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong tỉnh Nam Định đã chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa bằng nhiều hình thức.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra tổng số 1.889 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp, công thương, xây dựng, an toàn thực phẩm… Phát hiện, xử lý 170 cơ sở vi phạm về chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, phạt tiền với gần 4,9 tỷ đồng; tịch thu và tiêu hủy nhiều sản phẩm, hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bên cạnh đó, UBND cấp huyện đã tổ chức thanh tra, kiểm tra tổng số 2.691 cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát hiện, xử lý 408 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 2,2 tỷ đồng; tịch thu và tiêu hủy nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc. Tiếp nhận 192 hồ sơ đăng ký kiểm tra về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (gồm các nhóm hàng hóa: thép; thiết bị điện, điện tử; máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt; bồn bệ, thiết bị vệ sinh…).
Nhiều vướng mắc trong quá trình quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Bên cạnh hoạt động thanh kiểm tra, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định là cơ quan đầu mối đã thực hiện khảo sát về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường, trong đó tập trung vào các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn và có nguy cơ gian lận gồm xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học; dầu nhờn động cơ đốt trong; vàng trang sức mỹ nghệ; thiết bị điện, điện tử; đồ chơi trẻ em; thép làm cốt bê tông và thép không gỉ…
Nhìn chung, chất lượng các nhóm sản phẩm, hàng hóa cơ bản phù hợp quy định. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn một số nhóm sản phẩm, hàng hóa chưa thể hiện đầy đủ thông tin trên nhãn hàng hóa.
Xuất hiện nhiều vướng mắc trong quá trình quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa như: Quy định pháp luật về xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở hiện nay còn nhiều bất cập trình tự thủ tục thanh tra, chưa có sự phối hợp triệt để trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành; phương tiện trang thiết bị kiểm tra nhanh còn thiếu.
Đặc biệt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghệ mới, nhiều sản phẩm, mô hình kinh doanh như dịch vụ số, sản phẩm công nghệ… đòi hỏi công tác quản lý chất lượng cũng phải thay đổi. Hơn nữa, chuyển đổi số với sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị công nghệ thông minh, sự phổ biến của internet đã thay đổi thói quen tiêu dùng online nhiều hơn so với mua bán truyền thống. Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được trao đổi, mua bán trên các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng mua sắm trực tuyến còn nhiều khó khăn...
Nguồn lực bao gồm cả nhân lực quản lý và năng lực các phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm soát chất lượng ở một số lĩnh vực. Nhiều cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã thiếu cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ của nhiều lĩnh vực nên thực thi quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây là những khó khăn làm hạn chế công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đảm bảo tính khách quan, minh bạch
Để nhanh chóng khắc phục hạn chế này, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, thời gian tới, các sở, ngành chức năng của tỉnh Nam Định cho biết, sẽ đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình hành động số 50-CTr/TU ngày 25/9/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/7/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên môn, đảm bảo tính khách quan, minh bạch; không phân biệt đối xử giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh; bảo vệ quyền, lợi của người tiêu dùng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Quan tâm đầu tư nâng cao năng lực cán bộ và cơ sở vật chất, thiết bị kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; tập trung vào các giải pháp công nghệ mới trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa như gắn mã QR code, truy xuất nguồn gốc, điện tử…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 17/3, Thanh tra Bộ Y tế ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH MTV 120 Armephaco với số tiền phạt lên tới 215 triệu đồng.
Phương Anh
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh An Giang vừa xây dựng kế hoạch công tác pháp chế năm 2025. Trong đó, yêu cầu đặt ra là gắn kết chặt chẽ việc thực hiện công tác pháp chế với nhiệm vụ chuyên môn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nhật Minh
Văn Thanh
Bùi Bình
Thanh Nhung
Mai Trúc
Văn Thanh
Minh Nghĩa
Phương Anh
Kiên Tùng
Hải Hà
Trần Quý
Đan Quế - Hoàng Nam
Trung Hà
Minh Tân
Chu Tuấn - Quang Danh
Trung Hà
Giang Sơn