Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/04/2015 - 10:15
(Thanh tra)- Đây là một trong các nội dung chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại hội nghị triển khai công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) năm 2015, được Thanh tra Chính phủ phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuối tuần qua tại TP Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì hội nghị. Ảnh: Giang - Tuấn - Nhật
Thay mặt lãnh đạo ngành, Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thủy đã báo cáo kết quả thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC năm 2014, định hướng năm 2015.
Ngoài những số liệu về số lượt công dân được tiếp, số lượng đơn KN, TC được giải quyết theo thẩm quyền, Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thủy đã nêu rõ nhiều hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình triển khai quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KN, TC.
Đáng chú ý, ngoài bất cập về chính sách pháp luật chưa phù hợp thực tiễn thì chất lượng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KN, TC có dấu hiệu quá tải, không tương xứng với khối lượng công việc ngày càng nặng nề trong điều kiện pháp luật ngày càng mở rộng thêm quyền cho công dân KN, TC. Trong khi đó, nhận thức pháp luật của nhiều công dân chưa đầy đủ nên KN, TC theo hướng chây ỳ, đeo bám, lại bị nhiều đối tượng xấu kích động nên càng làm tình hình phức tạp thêm. Quán triệt quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, năm 2014 dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ, nhiều bộ, ngành và địa phương đã chủ động vào cuộc tiếp công dân ngay từ cơ sở, rà soát nhiều vụ việc KN, TC phức tạp để thống nhất hướng xử lý phù hợp, tạo sự đồng thuận với công dân, hạn chế các điểm nóng. Tại nhiều địa phương, đích thân Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp gặp gỡ công dân để lắng nghe, động viên, giải thích pháp luật đối với các nội dung KN, TC phức tạp, cũng như chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai đúng tinh thần các văn bản của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các kế hoạch của Thanh tra Chính phủ về tiếp công dân, giải quyết KN, TC.
Đại diện các cơ quan Trung ương, cùng lãnh đạo UBND, chánh thanh tra 34 tỉnh, thành từ Quảng Trị trở vào tham gia hội nghị. Ảnh: Giang - Tuấn - Nhật
Phần thảo luận của hội nghị dưới sự điều hành của Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình đã tập trung làm rõ vấn đề cần làm gì để công dân không còn tiếp khiếu sau khi các cấp, ngành đã vận dụng tất cả quy định pháp luật để giải quyết, giải pháp nào để tăng cường trao đổi thông tin giữa cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ này để hạn chế các điểm nóng trong năm 2015 ngay tại cơ sở.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nếu cán bộ cấp cơ sở giải thích cho công dân hiểu đúng về nội dung KN trên cơ sở đối chiếu quy định pháp luật thì sự việc sẽ được giải quyết kịp thời, khách quan, hạn chế được tình trạng KN vượt cấp. Ngoài ra, thủ trưởng các cơ quan cũng phải xử lý nghiêm hành vi cố tình làm sai bản chất vụ việc trong quá trình thụ lý, giải quyết đơn thư của công dân.
Đề xuất cơ chế phù hợp để giải quyết KN, cũng như TC liên quan đến nhà đất, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái và Chủ tịch UBND tỉnh Long An Đỗ Hữu Lâm đều cho rằng: Quy định pháp luật chồng chéo đang tạo áp lực lên cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư là nếu làm đúng thì bị TC, còn vận dụng quá quy định để đáp ứng yêu cầu của công dân thì nguy cơ bị cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý. Đây là nút thắt cần xử lý để có thể giải quyết tốt KN, TC ngay từ cơ sở, hạn chế áp lực lên cơ quan quản lý Nhà nước.
Nêu ý kiến cần có giải pháp phù hợp khi luật sư tham gia vào quá trình giải quyết KN, TC, đại diện UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị phải có cơ chế có tính khả thi cao để không làm sự việc phức tạp hơn khi một số luật sư có tư duy đứng về phía người ký hợp đồng tư vấn pháp luật.
Đánh giá về hiện trạng KN, TC trong tình hình công dân đeo bám tại các Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp đề xuất cần tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để xử lý nhanh các tình huống đông người, có sự kích động của đối tượng xấu.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu ý kiến thảo luận dưới sự điều hành của Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Chiến Bình. Ảnh: Giang - Tuấn - Nhật
Phát biểu dưới góc độ nhận thức pháp luật của cán bộ trong giải quyết KN, TC về đền bù, thu hồi đất, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển thừa nhận sự phức tạp của các quy định đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết nhiều vụ việc. Do vậy, cần có cơ chế hài hòa lợi ích giữa chủ đầu tư, nhà nước và người bị thu hồi đất, phải xóa bỏ tâm lý của một số địa phương là trải thảm đỏ cho nhà đầu tư mà quên mất quyền lợi hợp pháp của công dân, cũng như tăng cường thực hiện kết luận thanh tra đúng thời gian. Quan điểm là phải phối hợp giải quyết các vụ việc KN, TC giữa các cơ quan chức năng như đã thực hiện Kế hoạch 1130/KH-TTCP dưới sự hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
Phát biểu kết luận, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã ghi nhận sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương đối với nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KN, TC, với sự tham gia của nhiều chủ tịch UBND tỉnh, thành, Thường trực UBND các tỉnh, thành tại hội nghị. Đến nay, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý để cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KN, TC ngay từ cơ sở với tiêu chí chính xác, khách quan, hạn chế tiếp khiếu. Quan điểm là phải thực hiện tốt nghị quyết của Đảng bộ các địa phương, chỉ đạo của chủ tịch UBND các tỉnh, thành có sự tham gia của cả hệ thống chính trị để giải quyết đúng pháp luật, phù hợp thực tiễn, tôn trọng lịch sử.
Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thủy báo cáo chất lượng tiếp công dân, giải quyết KN, TC. Ảnh: Giang - Tuấn - Nhật
Qua các ý kiến tại hội nghị cũng như đánh giá của các bộ, ngành Trung ương, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã chỉ rõ 5 nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tiếp công dân, giải quyết KN, TC như: Cơ chế chính sách vẫn còn ít nhiều bất cập, phát sinh nhiều sơ hở yếu kém trong quản lý nhưng chưa được xử lý dứt điểm; hiện tượng giải quyết chậm, tâm lý sợ sửa sai, sợ dắt dây của người có thẩm quyền; nhận thức pháp luật của công dân chưa đầy đủ; cán bộ hướng dẫn chưa chu đáo, đầy đủ...
Năm 2015 là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, Tổng Thanh tra yêu cầu các cơ quan hành chính Nhà nước coi trọng hơn nữa công tác tiếp công dân, trong tiếp công dân định kỳ và đột xuất phải gắn với đối thoại. Đẩy mạnh mạnh công tác hòa giải cơ sở, giải quyết theo thẩm quyền. Nâng cao chất lượng kết luận, quyết định giải quyết KN, thực hiện quyết liệt kết luận sau thanh tra. Đặc biệt quan tâm tới chế độ thông tin báo cáo. Việc đón công dân KN đeo bám, vượt cấp về địa phương cần được lãnh đạo UBND các tỉnh, thành quan tâm, chia sẻ với các cơ quan ở Trung ương. Đối với việc giải quyết đơn thư liên quan nhân sự Đại hội Đảng các cấp, cần phải thận trọng, kịp thời, địa phương ban hành kế hoạch cụ thể, Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc giải quyết phù hợp.
Giang - Tuấn - Nhật
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng đã triển khai 131 cuộc thanh tra hành chính tại 336 đơn vị. Qua đó, đã phát hiện sai phạm 37.964 triệu đồng.
Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024Chính Bình
15:33 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh