Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ tư, 28/06/2023 - 16:49
(Thanh tra)- Đổi mới phương pháp và cách thức tiến hành thanh tra để đẩy nhanh tiến độ thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng qua thanh tra là những nội dung được Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đề cập nhiều lần trong các cuộc họp.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, kết quả đạt được của Cục I thời gian qua trong việc ban hành kết luận thanh tra là đáng biểu dương, cần phát huy và rút ra được bài kinh nghiệm. Ảnh: LP
Kết quả thanh tra những tháng đầu năm 2023 cho thấy, với tinh thần trách nhiệm cao, các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác thanh tra, các cục, vụ tập trung thực hiện nhiệm vụ thanh tra, chú trọng thúc đẩy tiến độ ban hành các cuộc thanh tra, đặc biệt là Cục I, bảo đảm tiến độ ban hành kết luận thanh tra theo đúng kế hoạch, thời gian cũng như chất lượng các cuộc thanh tra được nâng cao. "Kết quả đạt được của Cục I thời gian qua trong việc ban hành kết luận thanh tra là đáng biểu dương, cần phát huy và rút ra được những bài kinh nghiệm", Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh.
Trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các đơn vị đã nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả khả quan.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra luôn quan tâm triển khai các cuộc thanh tra đột xuất với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao nhất để kết luận, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo xử lý theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó còn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác hoàn thiện thể chế thanh tra, hàng năm, tổ chức xây dựng định hướng chương trình công tác thanh tra cho toàn ngành và báo cáo Thủ tướng phê duyệt.
Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra hàng năm xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, tập trung vào các ngành, lĩnh vực dễ phát sinh nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, như: Đầu tư công; quản lý sử dụng đất đai; cổ phần hoá, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; mua bán, chuyển nhượng, mua sắm tài sản công…
Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra luôn quan tâm triển khai các cuộc thanh tra đột xuất với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao nhất để kết luận, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo xử lý theo quy định pháp luật.
“Nếu phát hiện những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì tiến hành chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra ngay khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, kể cả khi chưa ban hành kết luận thanh tra”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Cũng theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, từ thực tiễn hoạt động trong thời gian qua, nhất là kết quả đạt được trong các mặt công tác của Cục I đã rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh tra để góp phần đẩy nhanh tiến độ ban hành kết luận thanh tra.
Trong đó, đầu tiên phải kể là việc quan tâm bố trí thành viên đoàn thanh tra phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cuộc thanh tra, lựa chọn những công chức có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao để làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của cuộc thanh tra.
Việc lựa chọn trưởng đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra, là một trong những khâu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của một cuộc thanh tra. Trong đó, phải xem xét, lựa chọn trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra đảm bảo phẩm chất, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với nội dung, tính chất của từng cuộc thanh tra.
Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra cần quan tâm xác định nội dung, phạm vi, đối tượng thanh tra phù hợp với khả năng thực thi nhiệm vụ của đoàn thanh tra.
Thứ hai, người ra quyết định thanh tra (Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phụ trách) thường xuyên, sâu sát trong chỉ đạo hoạt động của đoàn thanh tra, nhất là tổ chức nhiều cuộc họp ngay trong quá trình thanh tra (mời Thủ trưởng đơn vị và tổ giám sát cùng dự) để nghe đoàn thanh tra báo cáo tiến độ và kết quả thanh tra để kịp thời chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra.
Thứ ba, thủ trưởng đơn vị chủ trì thanh tra thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh hoặc báo cáo người ra quyết định thanh tra (Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phụ trách) chấn chỉnh, xử lý kịp thời những thiếu sót trong hoạt động thanh tra.
Đồng thời, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra để thúc đẩy tiến độ và nâng cao chất lượng thanh tra, nhất là trong xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, địa phương...
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, để làm được điều đó, đoàn thanh tra phải có phương pháp làm việc khoa học, làm đến đâu gọn đến đó, chủ động xây dựng báo cáo kết quả thanh tra ngay trong quá trình thanh tra.
Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra; chủ động tham mưu văn bản lấy ý kiến bộ, ngành, cơ quan chức năng về dự thảo kết luận thanh tra; chủ động phối hợp với Vụ I, Văn phòng Chính phủ trong quá trình xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự thảo kết luận thanh tra.
Ngoài ra, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nhất là tham gia ý kiến trước khi người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra; giám sát hoạt động đoàn thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, bảo đảm khách quan, đúng pháp luật, phù hợp thực tế, có tính khả thi.
Nhiệm vụ, giải pháp nữa là tăng cường trách nhiệm của cơ quan thanh tra và phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan có liên quan trong việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra, nhất là thu hồi tài sản và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng theo quy định của pháp luật.
“Đổi mới phương pháp và cách thức tiến hành thanh tra là để đẩy nhanh tiến độ thanh tra, khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra, trong đó cần tập trung nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng qua thanh tra. Làm được điều đó thì cần phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kết luận thanh tra”, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh An Giang cho biết, trong tháng 11/2024, Thanh tra tỉnh và thanh tra các sở đã triển khai thực hiện 7 cuộc thanh tra. Qua thanh tra, phát hiện các vi phạm, kiến nghị xử lý hành chính 72 cá nhân…
Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cảnh Nhật
09:00 12/12/2024Kim Thành
08:00 12/12/2024Lâm Ánh
07:00 12/12/2024Thu Huyền
06:00 12/12/2024Thu Huyền
20:04 11/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh