Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 20/04/2017 - 17:26
(Thanh tra) - Là một trong những nội dung thực hiện trong “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (ATTP)” năm 2017 tại Hà Nội với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.
Thực hiện kế hoạch, chiến dịch tuyên truyền và thanh tra sẽ được triển khai đến hết ngày 15/5/2017. Ảnh: IT
Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai đảm bảo ATTP phục vụ “Tháng hành động vì ATTP” năm 2017; tổ chức, triển khai các hoạt động liên ngành ATTP của TP; tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, đặc biệt chú trọng kiểm tra nội dung vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân; nguồn gốc nguyên liệu đưa vào sản xuất, chất lượng sản phẩm; tăng cường các hoạt động đảm bảo ATTP tại các địa điểm tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì ATTP” năm 2017; phối hợp với các cơ quan báo chí của Hà Nội và Trung ương tuyên truyền các biện pháp đảm bảo ATTP; chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời ứng phó khi có sự cố về thực phẩm xảy ra trên địa bàn.
Mục tiêu của kế hoạch là giải quyết căn bản việc sử dụng hóa chất hay cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; đảm bảo ATTP tươi sống (rau, thịt, thủy sản), trọng tâm là làm giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh, ô nhiễm vi sinh vật trong nông sản, thủy sản.
Đặc biệt là nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rượu, các thực phẩm tươi, sống (rau, thịt, thủy sản); giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến, cung ứng rau, thịt, thủy sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh rượu; đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng.
Theo kế hoạch, “Tháng hành động” là điểm nhấn trong năm 2017, tạo đợt cao điểm phát động chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng ATTP và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn nói chung và do sử dụng rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng.
Gắn trách nhiệm của UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương và các đoàn thể chính trị xã hội trong đảm bảo ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
Đối tượng ưu tiên truyền thông là các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế/giết mổ, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống; chính quyền UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; người quản lý nhà hàng, quán ăn, ban quản lý chợ, siêu thị, chợ đầu mối, khu du lịch, khu công nghiệp; người tiêu dùng…
Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra Tháng hành động, Ban chỉ đạo công tác ATTP TP tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của TP trong công tác đảm bảo ATTP của các Ban chỉ đạo liên ngành ATTP quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, quy định trách nhiệm của chính quyền cơ sở cấp quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trong việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến rau, thịt trên địa bàn quản lý; kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến từ rau, thịt, thủy sản tươi sống, việc thực hiện các cam kết bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật.
Cấp TP, tổ chức 6 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành ATTP TP kiểm tra công tác triển khai kế hoạch của các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và Sở, ngành. Kiểm tra thực tế tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến rượu, rau, thịt trên địa bàn được phân công.
Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, các đoàn thanh tra, kiểm tra nhận xét, đánh giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 11/12/2014; Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và việc triển khai Tháng hành động năm 2017 và Công điện số 371/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/3/2017 về việc “Khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý ATTP đối với sản phẩm rượu”, Chỉ thị số 10/CT-TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vấn đề ATTP trong tình hình mới trên địa bàn TP Hà Nội, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về ATTP từ TP đến quận, huyện, thị xã.
Tại quận, huyện, thị xã, thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP phục vụ tháng hành động năm 2017 tại các xã, phường, thị trấn. Phúc tra, giám sát các cơ sở do xã, phường kiểm tra; thanh, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến rượu, rau, thịt đã được phân cấp trên địa bàn quận, huyện quản lý. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm rượu, thực phẩm không an toàn.
Tại xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch bảo đảm ATTP Tháng hành động tại địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến rượu, rau, thịt trên địa bàn xã, phường, chợ và thức ăn đường phố theo phân cấp. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm rượu, thực phẩm không an toàn; tổ chức ký cam kết trách nhiệm không kinh doanh rượu không nguồn gốc, xuất xứ, rượu không có nhãn mác, rượu không công bố sản phẩm theo quy định. Yêu cầu công khai nguồn gốc rượu và GCN/cam kết ATTP cho khách hàng tại từng cơ sở. Phát huy vai trò của các ban ngành đoàn thể, tổ dân phố giám sát vận động cơ sở ký cam kết, khai báo giao nộp rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn mác. Tuyên truyền từng hộ gia đình không sử dụng rượu không rõ nguồn, không nhãn mác.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình