Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/12/2018 - 12:46
(Thanh tra) - Ngày 24/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ “Đối tượng của khiếu nại hành chính - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do ThS. Lê Thị Thúy, Trưởng Phòng Quản lý khoa học làm Chủ nhiệm. TS. Lê Tiến Hào, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự và chủ trì Hội đồng Nghiệm thu.
Ban Chủ nhiệm thuyết minh đề tài tại hội thảo. Ảnh: TH
Khiếu nại hành chính (KNHC) là quyền cơ bản của công dân ở mọi Nhà nước, thể hiện ý chí của công dân mong muốn Nhà nước xem xét lại những quyết định mà công dân không đồng ý, cho là trái pháp luật hoặc không hợp lý.
KNHC không chỉ là quyền mà còn là phương thức căn bản để mỗi người tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm bởi các cơ quan Nhà nước.
KNHC thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện bản chất dân chủ của một Nhà nước.
Để thực hiện quyền KNHC, cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất chính là xác định những đối tượng có thể bị khiếu nại, lấy đó làm căn cứ để xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết và các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Đây là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm, đặc biệt ở những quốc gia có nền dân chủ lâu đời.
“Việc xác định một cách rõ ràng, cụ thể đối tượng của KNHC từ phương diện lý luận đến thực tiễn, từ đó xác định các vấn đề khác có liên quan, trở thành một đòi hỏi cấp thiết không chỉ giúp cho các cơ quan Nhà nước làm tốt hơn trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà còn giúp thể hiện bản chất dân chủ sâu sắc của Nhà nước ta, thể hiện trách nhiệm đầy đủ của Nhà nước trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người”, ThS. Lê Thị Thúy nhấn mạnh.
Đề tài đã đưa ra quan niệm, tiêu chí xác định đối tượng của KNHC; phân loại và nêu đặc điểm về nội dung, hình thức của từng loại đối tượng của KNHC; phân tích những giới hạn về đối tượng của KNHC; kinh nghiệm của nước ngoài trong việc xác định đối tượng của khiếu nại hành chính.
Ban Chủ nhiệm đánh giá thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật liên quan đến đối tượng của KNHC, chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật và việc thi hành. Từ đó, đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến đối tượng của KNHC và việc tổ chức thực hiện, góp phần bảo vệ quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của con người.
Tại buổi nghiệm thu, TS Trần Văn Sơn, hàm Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, đề tài đã nghiên cứu làm sáng tỏ, giải quyết được một số vấn đề lý luận về đối tượng của KNHC: Làm rõ bản chất, tiêu chí xác định đối tượng của KNHC; phân biệt đối tượng của KNHC với đối tượng của một số hoạt động khác của nhà nước, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng của KNHC.
Ông Sơn cũng đồng tình với Ban Chủ nhiệm đề tài về quan niệm “đối tượng KNHC là mọi sự tác động của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động hành chính làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Tuy nhiên, ông Sơn cho hay, ở phần kiến nghị, tác giả cần đánh giá đầy đủ thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, công tác kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, công tác giải quyết các kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp đối với các văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của cơ chế, phương thức giải quyết các văn bản quy phạm pháp luật không hợp pháp, không hợp lý. Từ đó, mới đi đến nhận định tính khả thi của giải pháp này.
TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, nhận định, kết quả nghiên cứu đề tài đã phân tích khá chi tiết vấn đề quyết định hành chính, hành vi hành vi hành chính từ góc độ quy phạm pháp luật; đánh giá được thực tiễn xác định xác vấn đề này với việc giải quyết khiếu nại hành chính đang đặt ra hiện nay. Những kết quả quả đánh giá thực trạng về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cơ bản là thuyết phục.
Tuy nhiên, phần 2.5 về một số trường hợp ngoại lệ không nên viết thành một mục riêng mà cần thể hiện lồng ghép trong đánh giá về quyết định hành chính hay hành vi hành chính.
Ông Khanh đưa ra ví dụ như khiếu nại đối với kết luận thanh tra nên lồng ghép vào đánh giá pháp luật về quyết định hành chính là đối tượng của khiếu nại.
Về các giải pháp, theo ông Khanh, Ban Chủ nhiệm cần gắn yếu tố đối tượng của KNHC với chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính. Cụ thể là cần quy định thẩm quyền ban hành quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính. Đây là vấn đề có liên quan đến phân công, phân cấp trong quản lý hành chính Nhà nước, điều kiện quan trọng làm cơ sở để xác định chủ thể có trách nhiệm giải quyết các KNHC cũng như giải quyết KNHC.
Kết luận buổi nghiệm thu, TS Lê Tiến Hào nhấn mạnh, kết quả nghiên cứu đề tài có nhiều ưu điểm, đã làm rõ được tính cấp thiết, sự cần thiết của đề tài, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên cứu đã đưa ra được quan điểm, giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về đối tượng của KNHC. Về cơ bản, các quan điểm được phân tích là phù hợp, các giải pháp khá đồng bộ, khả thi, thể hiện Ban Chủ nhiệm đề tài rất am hiểu về vấn đề nghiên cứu. Những kết quả thu được của đề tài có giá trị thực tiễn cao.
Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình