Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ tư, 01/01/2025 - 16:00
(Thanh tra) - Là đơn vị tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra trong phạm vi cả nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo về thực hiện hết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ… năm 2024 đã ghi một dấu ấn quan trọng của Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo, công chức Cục V. Ảnh: PH
Từng dấu ấn mang đậm nét Cục V
Đó là dấu ấn của bước phát triển lớn khi Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra được chuyển đổi mô hình từ vụ sang cục, được kiện toàn về tổ chức, bộ máy.
Đó là Đề án “Phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố” (Đề án 153) do Cục V chủ trì tham mưu, xây dựng từ năm 2023 để Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ và đã được Bộ Chính trị thông qua tại Kết luận số 77-KL/TW ngày 02/5/2024 vào tháng 5/2024.
Tiếp theo là Cục V phối hợp tốt với các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, địa phương tham mưu xây dựng Kế hoạch của Chính phủ để triển khai thực hiện Kết luận số 77-KL/TW; tham gia Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng nghị quyết của Quốc hội thực hiện Kết luận số 77-KL/TW. Đến nay nghị quyết đã được Quốc hội thông qua.
Thực hiện chương trình công tác năm 2024 của Ban Nội chính Trung ương, Cục V cũng tham gia Tổ Biên tập xây dựng Đề án “Quan điểm, chủ trương xử lý các sai phạm về đất đai xảy ra trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực” của Ban Nội chính Trung ương…
Cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường bày tỏ: Kế thừa, phát huy truyền thống, kinh nghiệm và những thành quả đã đạt được, lãnh đạo Cục V sẽ phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết thống nhất, gắn kết tư tưởng và hành động, tham mưu tốt để hoạt động thanh tra ngoài việc phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm, còn phải tháo gỡ được các điểm nghẽn, các khó khăn vướng mắc của cơ quan quản lý, của người dân và doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc chống lãng phí, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nhìn lại năm 2024, Cục V đã thực hiện tốt và suất sắc nhiều mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác giám sát hoạt động đoàn thanh tra, thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra và theo dõi, đôn đốc việc xử lý sau thanh tra. Đặc biệt công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra tiếp tục được nâng cao về chất lượng.
Việc thận trọng xem xét toàn diện các yếu tố chủ quan, khách quan, những vấn đề phát sinh trên thực tế mà pháp luật chưa có quy định cụ thể có thể ảnh hưởng đến kết luận thanh tra để phân tích, đánh giá đã giúp Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành các kết luận thanh tra chính xác, khách quan, đảm bảo tính khả thi, tính thực tiễn của các kiến nghị, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và tiến độ ban hành kết luận thanh tra, nâng cao kết quả hoạt động thanh tra, được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đánh giá cao.
Bên cạnh đó, Cục V cũng đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cục, vụ thuộc Thanh tra Chính phủ, các đoàn thanh tra và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao; phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các thông tư, nghị định, các văn bản quy phạm pháp luật về công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Cục V đã chủ động triển khai thực hiện công tác cách hành chính. Lãnh đạo Cục đã quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, vai trò của công chức và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động cải cách hành chính của Cục cũng như các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ.
Trong năm 2024, Cục V thực hiện giám sát 15 đoàn thanh tra do các cục, vụ thuộc Thanh tra Chính phủ được giao thực hiện.
Thực hiện thẩm định và tham gia ý kiến đối với 45 lượt dự thảo kết luận thanh tra.
Đồng thời, thực hiện việc đôn đốc bằng văn bản, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với 40 kết luận thanh tra, kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã xử lý thu về ngân sách 5.302,746 tỷ đồng, thu hồi được 32,06 ha đất; xử lý khác về kinh tế 2.985,272 tỷ đồng và 441.606 USD; căn cứ vào các kết luận, kiến nghị thanh tra, các đơn vị đã thực hiện việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với 356 tập thể, 1.473 cá nhân có liên quan; chuyển cơ quan điều tra 17 vụ việc; đã thực hiện 8/20 kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cơ chế, chính sách.
Cũng trong năm 2024, Cục V đã tham mưu giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao về công tác xử lý sau thanh tra, cụ thể: Cục V nhận được 148 nhiệm vụ, trong đó, đã hoàn thành 65 nhiệm vụ, 13 nhiệm vụ được giao để theo dõi và tiếp tục thực hiện, đang thực hiện 70 nhiệm vụ.
Thực hiện đồng bộ 5 giải pháp
Đề ra các giải pháp của năm 2025, ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, lãnh đạo Cục thống nhất thực hiện đồng bộ 5 giải pháp.
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc thực hiện nghị quyết của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Ban Cán sự Đảng, Đảng bộ Thanh tra Chính phủ.
Hai là tiếp tục tăng cường, đổi mới phương pháp trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Cục, phát huy tính linh hoạt, thực tiễn để phát huy sức mạnh tổng hợp của Cục. Thực hiện nghiêm các quy chế, quy định, hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ công tác. Nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ xây dựng các báo cáo nhất là báo cáo về giám sát, thẩm định dự thảo các kết luận thanh tra, các văn bản trả lời, báo cáo kiểm tra sau thanh tra, xác định chất lượng và thời gian của báo cáo là thước đo quan trọng để đánh giá, xếp loại chất lượng công chức.
Ba là, bám sát kế hoạch công tác của cơ quan năm 2025 để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của Cục, các nội dung đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra để kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc để có biện pháp giải quyết.
Bốn là, thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ trong công tác; chú trọng thực hiện chế độ báo cáo, tổng hợp, bảo vệ bí mật Nhà nước để kịp thời rút kinh nghiệm; ngoài ra, cần tiếp tục chú trọng nâng cao trình độ, nghiệp vụ của công chức và hiệu quả công tác trong thời gian tới
Năm là, từng bước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thanh tra các bộ, ngành và địa phương trong hoạt động giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với quyết tâm xử lý triệt để các vi phạm, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc sang cơ quan điều tra theo đúng quy định.
(Thanh tra) - Theo Chánh Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Lê Thanh Liêm, năm 2024, Thanh tra ngành VHTTDL bám sát kế hoạch thanh tra được phê duyệt và nỗ lực tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp công tác quản lí nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao.
Thái Hải
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Trần Kiên
Hoàng Nam
Chính Bình
TC
Thanh Thanh
Thái Hải
Chính Bình
Thu Huyền
Hải Hà
Hương Giang
Hương Giang
Lê Phương
Đông Hà