Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ hai, 04/11/2024 - 20:00
(Thanh tra) - Là cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường sắt, thanh tra chuyên ngành Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn.
Cục Đường sắt Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thanh tra chuyên ngành. Ảnh: TQ
Đó là chia sẻ của ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục ĐSVN về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành của Cục trưởng Cục ĐSVN.
Cục ĐSVN là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải (GTVT) đường sắt, là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 387/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục ĐSVN.
Theo ông Cảnh, bên cạnh những thuận lợi như công tác thanh tra chuyên ngành của Cục ĐSVN luôn nhận được sự quan tâm hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ GTVT; 100% công chức thanh tra của Cục ĐSVN đều có trình độ đại học và trên đại học; nhiệt tình trong công tác và có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đường sắt thì vẫn còn có những khó khăn nhất định như: Địa bàn quản lý rộng, lực lượng các phòng, đội thanh tra - an toàn còn mỏng, khối lượng công việc phụ trách rất lớn.
Tại các đội thanh tra - an toàn hiện nay, mỗi công chức thanh tra quản lý trung bình 50km đường sắt, có những nơi là 90km/người. Ngoài công tác thanh tra, kiểm tra, khối lượng công việc, công tác khác cũng nhiều và phức tạp như tham gia giải quyết tai nạn giao thông; phòng chống, khắc phục hậu quả bão lũ; đảm bảo trật tự, an toàn, chuyển tải hành khách; quan hệ phối hợp với chính quyền, lực lượng chức năng ở địa phương; kiểm tra, rà soát, tổng hợp các chuyên đề lớn về an toàn giao thông (ATGT); ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt...
Đa số các hành vi vi về đường sắt đều phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của công chức thanh tra, do đó khi phát hiện vi phạm phải chuyển thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về Cục ĐSVN tại Hà Nội, dẫn đến thiếu chủ động, không đảm bảo về thời gian theo quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
"Về chế độ, chính sách, hiện nay, các công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không được hưởng phụ cấp nghề thanh tra và phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật, mà chỉ được hưởng tiền bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Do đó, chưa động viên được công chức thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ và khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân sự", ông Cảnh chia sẻ.
Bên cạnh đó, các đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt chưa được bố trí trụ sở làm việc, phải mượn của các doanh nghiệp đường sắt; còn thiếu phương tiện ô tô chuyên dùng; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự ATGT đường sắt... dẫn đến các hạn chế trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Về cơ cấu tổ chức, Cục trưởng Cục ĐSVN cho biết, ngày 31/7/2024, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 961/QĐ-BGTVT sửa đổi Điều 3 Quyết định số 387/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục ĐSVN.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cục gồm 8 đơn vị: Văn phòng, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản lý xây dựng và Kết cấu hạ tầng đường sắt, Phòng Vận tải - Khoa học công nghệ, Phòng Pháp chế - Thanh tra, Phòng Quản lý an toàn đường sắt I, Phòng Quản lý an toàn đường sắt II, Phòng Quản lý an toàn đường sắt III.
Như vậy, các phòng thanh tra - an toàn I, II, III được đổi tên thành Phòng Quản lý an toàn đường sắt I, II, III; không còn các đội thanh tra - an toàn số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trực thuộc 3 phòng thanh tra - an toàn I, II, III như tại Quyết định số 387/QĐ-CĐSVN ngày 31/3/2023 của Bộ GTVT.
“Việc thay đổi cơ cấu tổ chức đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, vì cần có một khoảng trống về thời gian (từ ngày 31/7/2024 đến ngày 13/9/2024) để ban hành các quyết định về nhân sự, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu giúp việc thuộc Cục ĐSVN để các đơn vị thuộc Cục có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ được giao”, ông Cảnh cho biết.
Cục trưởng Cục ĐSVN Nguyễn Thiện Cảnh cho biết, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, song với sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức nên thanh tra chuyên ngành Cục ĐSVN vẫn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
9 tháng đầu năm 2024, Cục ĐSVN đã hoàn thành 2 cuộc thanh tra, qua công tác thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính số tiền 71,5 triệu đồng; thực hiện 392 cuộc kiểm tra theo kế hoạch, đột xuất và liên ngành; xử phạt 42 trường hợp, phạt tiền 143,850 triệu đồng. Phối hợp với lực lượng công an xử phạt 38 trường hợp, phạt tiền 72,350 triệu đồng.
“Mong rằng, trong thời gian tới thanh tra chuyên ngành Cục ĐSVN tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT cũng như sự hướng dẫn trong công tác chuyên môn của Thanh tra Bộ, sự phối hợp giữa các đơn vị để thanh tra chuyên ngành Cục ĐSVN tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”, Cục trưởng Cục ĐSVN chia sẻ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Là cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường sắt, thanh tra chuyên ngành Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đang có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn.
Trần Quý
20:00 04/11/2024(Thanh tra) - Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ban hành văn bản kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm tại tỉnh Quảng Nam, dự kiến thời gian kiểm tra, giám sát từ ngày 07 - 08/11/2024.
Lâm Ánh
16:26 04/11/2024Cảnh Nhật
15:45 04/11/2024Bùi Bình
13:34 04/11/2024Cảnh Nhật
07:00 02/11/2024Lê Phương
20:14 01/11/2024Ngọc Phó
PV
Trọng Tài
Hương Giang
N. Phó - L. Bình
Hải Hà
Chu Tuấn
Phương Anh
Phương Anh
Phúc Anh
Trần Quý